Bộ Y tế chính thức đồng ý cho trẻ 12-17 tuổi tiêm vắc xin phòng Covid-19

Ngày 14/10, Bộ Y tế đã chính thức có thông tin về việc tiêm phòng vắc xin Covid-19 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi. Theo đó, mỗi đối tượng sẽ được tiêm 2 liều cùng loại

Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ có chính sách mua, nhập khẩu, tiếp nhận các loại vắc xin có công nghệ sản xuất khác nhau và một số loại vắc xin phòng Covid-19 theo hướng dẫn của nhà sản xuất đã có chỉ định tiêm cho trẻ.

Các kết quả của nhà sản xuất cho thấy vắc xin trẻ em cũng có hiệu quả phòng bệnh tương tự như người lớn. Hiện nay, đã có nhiều quốc gia trên thế giới tiến hành tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ dưới 18 tuổi, để từng bước tăng diện bao phủ và đạt hiệu quả sử dụng tối đa vắc xin phòng Covid-19. Bộ Y tế đã đề nghị Sở Y tế địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm đủ liều cho đối tượng 50 trở lên theo chỉ đạo của Chính phủ.

Theo đó, Bộ Y tế cũng có quyết định mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp, ưu tiên cho lứa tuổi từ 16-17 và hạ dần theo độ tuổi.

Bộ Y tế đã phê duyệt sử dụng loại vắc xin cho lứa tuổi này. Theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Bộ Y tế, vắc xin được sử dụng 2 liều cơ bản/đối tượng tiêm và 2 mũi cùng loại.

Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm mũi 1 từ tháng 10/2021 nếu đã chuẩn bị đủ điều kiện. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, lập danh sách tiêm cho học sinh đang đi học từ lớp 6 đến hết lớp 12. Đối với người thuộc lứa tuổi này nhưng không đi học, thì phối hợp với chính quyền địa phương để lập danh sách.

Các địa phương tổ chức tiêm theo hình thức chiến dịch tại các cơ sở tiêm chủng cố định, tại điểm tiêm lưu động và trường học (đối với các địa bàn tổ chức được học tập trung tại trường). Cha mẹ, người giám hộ cần thực hiện ký phiếu đồng ý tiêm chủng nếu đồng ý tiêm chủng cho trẻ theo mẫu quy định.

 

Nguồn : bau.vn

  • Đừng nuông chiều quá mức: 6 thử thách giúp con mạnh mẽ và biết ơn trong tương lai

    Làm cha mẹ, ai cũng mong con có tuổi thơ hạnh phúc, lớn lên bình an và tương lai vững vàng. Nhưng đôi khi, tình yêu thương thái quá lại biến thành sự bao bọc khiến con thiếu kỹ năng sống, dễ gục ngã trước thử thách đầu đời. Ngược lại, những đứa trẻ được “rèn” sớm trong khuôn khổ, biết đối mặt với khó khăn lại thường vững vàng hơn, trưởng thành hơn và thành công hơn.Dưới đây là 6 “nỗi khổ” mà nếu cha mẹ dám để con trải nghiệm sớm, sẽ là món quà quý giá cho cả cuộc đời con.
  • Tưởng tốt cho con, hóa ra lại hại: 5 sản phẩm cha mẹ nên tránh

    Chăm sóc con nhỏ luôn là ưu tiên hàng đầu của các bậc cha mẹ. Với mong muốn bảo vệ con tối đa, nhiều mẹ không ngại đầu tư những sản phẩm “được review tốt” hoặc “được nhiều người dùng”. Tuy nhiên, không phải món đồ nào phổ biến cũng đồng nghĩa với an toàn. Trên thực tế, có một số sản phẩm tưởng chừng vô hại nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ – điều mà nhiều phụ huynh không ngờ tới.Dưới đây là 5 sản phẩm các chuyên gia nhi khoa khuyên nên cân nhắc hoặc loại bỏ hoàn toàn khi chăm sóc trẻ nhỏ:
  • 5 nền tảng gia đình âm thầm định hình tương lai rực rỡ của con trẻ

    Thành công của một đứa trẻ không chỉ dựa vào trí tuệ hay may mắn, mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường gia đình. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những thói quen, cách ứng xử và giá trị được nuôi dưỡng trong gia đình sẽ đặt nền móng vững chắc cho tương lai của trẻ. Dưới đây là 5 đặc điểm nổi bật thường thấy ở những gia đình có con cái sau này thành đạt, giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần.
  • Dạy con bằng sự lắng nghe và im lặng – nghệ thuật của cha mẹ thông minh

    Trong hành trình nuôi dạy con, nhiều bậc cha mẹ luôn nghĩ rằng nói nhiều, dạy nhiều là yêu thương. Nhưng thực tế, không phải lúc nào lời nói cũng có tác dụng tích cực. Có những thời điểm, sự im lặng đúng lúc lại có giá trị gấp nhiều lần so với lời khuyên, mệnh lệnh hay lời trách mắng.Dưới đây là 3 điều mà những cha mẹ khôn ngoan thường chọn cách không nói ra, để con được trưởng thành bằng chính trải nghiệm và suy ngẫm của mình.
  • Có nên ‘nuôi’ robot trong nhà?

    Với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo và tự động hóa, robot gia đình đang vượt xa vai trò là thiết bị hỗ trợ. Chúng giờ đây có thể học hỏi, giao tiếp và thậm chí xây dựng mối quan hệ với con người. Không chỉ là tiện ích, robot đang thay đổi cách chúng ta sống, chăm sóc và kết nối trong gia đình.
  • Đừng để lời nói vô tình biến con thành người yếu đuối, thụ động

    Lời nói có sức mạnh lớn hơn chúng ta tưởng. Đối với trẻ nhỏ, những gì cha mẹ nói ra không chỉ là ngôn từ thoáng qua mà còn có thể trở thành niềm tin định hình tính cách, động lực và cả tương lai của con. Một vài câu nói tưởng chừng "bình thường", thậm chí xuất phát từ lo lắng hay mong muốn tốt, lại vô tình khiến trẻ mất tự tin, phụ thuộc, sợ hãi và thiếu động lực vươn lên. Dưới đây là 5 kiểu câu nói độc hại mà cha mẹ cần tránh nếu không muốn con mình lớn lên thiếu ý chí, yếu năng lực và khó thành công trong xã hội đầy cạnh tranh ngày nay.