Các mẹ băn khoăn: Sinh mổ tối đa được mấy lần?

Câu hỏi: "Sinh mổ tối đa được mấy lần" khiến rất nhiều người quan tâm. Bởi điều này ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Thông tin mẹ sinh mổ được tối đa mấy lần là câu hỏi không ít người quan tâm. Bởi vì, các chị em rất lo lắng tới sức khỏe của mình cũng như sự an toàn của thai nhi nếu đẻ mổ vượt quá số lần cho phép. Việc cần thận trọng về khoảng cách giữa các lần mang thai là điều cần thiết.

Vậy mẹ sinh mổ tối đa được mấy lần?

Có nhiều chị em đã từng sinh mổ có chung một câu hỏi đó là sinh mổ tối đa được mấy lần. Không có một câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi này. Bởi vì, có những trường hợp sản phụ sinh mổ lần 3, thậm chí lần thứ 4 vẫn suôn sẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo việc sinh mổ chỉ nên tối đa 2 lần.

Quyết định có sinh tiếp thêm lần nữa không còn tùy thuộc vào đánh giá sức khỏe, tiền sử y tế của người mẹ và sự tư vấn của các bác sỹ mới có thể đưa ra quyết định.

Nếu đã từng đẻ lần 1, liệu lần sinh sau có tiếp tục phải mổ?

Đa số các trường hợp đẻ mổ lần 1 thì lần 2, lần 3 sẽ tiếp tục sinh mổ. Tuy nhiên, cũng có những mẹ sinh mổ lần 1 và lần 2 vẫn có thể sinh thường.

Nếu các mẹ không có các chống chỉ định như: vết mổ dọc thân tử cung (có nguy cơ dẫn đến vỡ tử cung), ngôi thai không phải ngôi chỏm, còn tồn tại nguyên nhân mổ lần trước (khung chậu hẹp/dị dạng, bệnh lý mẹ…) thì vẫn có thể sinh thường ở lần tiếp theo. Với điều kiện cần có sự theo dõi, hỗ trợ của các bác sỹ đầu ngành.

Rủi ro từ việc đẻ mổ liên tục

Số lần đẻ mổ càng nhiều thì mẹ càng dễ gặp phải những biến chứng nghiêm trọng như:

-Vỡ tử cung (tình trạng tử cung bị xé rách một phần hay hoàn toàn làm ảnh hưởng đến bàng quang và hệ tiêu hóa)

-Mất máu nhiều đến mức phải truyền máu trong trường hợp thai bám vào sẹo mổ cũ trên tử cung (hiện tượng này gọi là chửa vết mổ)

-Gập phải các biến chứng ở bàng quang

-Buộc phải cắt bỏ tử cung tại thời điểm sinh con (Nguy cơ tăng lên 1% sau lần sinh mổ thứ ba và 9% sau lần phẫu thuật thứ sáu)

-Bất thường về nhau thai: nhau bong non, nhau tiền đạo hoặc nhau cài răng lược

-Dính ruột

-Lạc nội mạc tử cung tại vết mổ

-Tê và đau tại vết mổ…

Sau đẻ mổ nên đợi bao lâu thì có thể tiếp tục mang thai kế tiếp

Câu trả lời đó chính là các mẹ nên chờ ít nhất 18 tháng cho lần mang thai kế tiếp kể từ sau khi sinh mổ. Việc mang thai sớm hơn 12 tháng sẽ làm tăng nguy cơ sinh non.

Mặc dù vậy nhưng khoảng thời gian này còn phụ thuộc nhiều vào tình trạng của vết sẹo mổ cũng như cơ địa và sức khỏe của từng cá nhân.

Hy vọng với những thông tin này các mẹ sẽ có quyết định đúng đắn!

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu cần tiêm những loại vắc xin nào ?

    Tiêm vắc xin cho bà bầu là “lá chắn kép” bảo vệ toàn diện cho sức khỏe mẹ bầu và ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng, dị tật thai nhi,… cho em bé trong suốt hành trình hơn 9 tháng thai kỳ và sinh con khỏe mạnh.
  • Ba mẹ cần chuẩn bị gì trước khi có em bé ?

    Quá trình chuẩn bị có em bé là khoảng thời gian vô cùng háo hức và thú vị. Tuy nhiên đi kèm theo đó là vô vàn nỗi lo như tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, thuốc men và trách nhiệm làm cha mẹ khi chuẩn bị chào đón thành viên mới sắp chào đời của gia đình. Vậy ba mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi có em bé ?
  • Mẹ bầu nên hạn chế ăn những loại trái cây nào khi mang thai ?

    Trái cây rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu vì cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ, nhưng không phải loại nào cũng an toàn. Một số trái cây có thể gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi nếu ăn quá nhiều. Dưới đây là những loại mẹ bầu nên hạn chế hoặc tránh ăn:
  • Nguyên nhân gì khiến phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp ?

    Sau khi sinh, nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt ở lưng, gối, cổ tay và hông. Đây là vấn đề phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân. Dưới đây là những lý do chính giải thích vì sao mẹ bỉm dễ bị đau nhức xương khớp sau sinh.
  • Tháng đầu mang thai mẹ cần lưu ý gì về ăn uống? (Phần 1)

    Tháng đầu mang thai là khoảng thời gian quan trọng và nhạy cảm trong tam cá nguyệt đầu tiên, nhiều mẹ bị tình trạng ốm nghén làm cho mệt mỏi.
  • Sắp đến ngày sinh mà thai nhi chưa quay đầu, mẹ nên làm gì?

    Gần đến ngày sinh mà thai nhi chưa quay đầu là một trong những vấn đề khiến rất nhiều bà mẹ quan tâm và lo lắng vì tình trạng này sẽ gây khó sinh và phải sinh mổ. Vậy gần đến ngày sinh mà thai nhi chưa quay đầu mẹ nên làm gì?