Cảnh báo 6 tác hại khôn lường khi mẹ cho con sử dụng điện thoại thông minh

Nhiều cha mẹ không có thời gian chơi với con, nên cho con sử dụng điện thoại như một phương pháp giúp con chơi ngoan. Tuy nhiên điều này sẽ gây ra rất nhiều tác hại - nguy hiểm đối với sức khoẻ của trẻ.

Thực trạng trẻ em sử dụng điện thoại hiện nay đáng báo động. Bởi vì, xã hội ngày càng phát triển trẻ lại được tiếp xúc nhiều hơn với điện thoại. Có những bạn rất nhỏ bố mẹ đã cho dùng, ví dụ như trẻ 2 tuổi xem điện thoại chúng ta có thể bắt gặp dễ dàng. Vậy cho trẻ sử dụng điện thoại quá sớm sẽ gây ra những tác hại như thế nào?

Sử dụng điện thoại gây tác hại cho mắt

Ngoài một số lợi ích khi cho trẻ dùng điện thoại vô cùng ít ỏi thì còn lại đó chính là những tác hại. Tác hại đầu tiên kể tới đó chính là ảnh hưởng tới mắt còn non nớt của trẻ. Đặc biệt những bố mẹ cho con cầm xem điện thoại từ khi rất nhỏ.

Điều này sẽ khiến tăng nguy cơ khiến trẻ bị mắc các bệnh liên quan tới mắt. Bởi vì thường xuyên nhìn vào điện thoại sẽ khiến mắt trẻ phải điều tiết nhiều hơn, dần lâu ngày sẽ khiến mắt bị khô. Vì vậy, để bảo vệ cho con bố mẹ không nên nuông chiều và cho con dùng điện thoại quá sớm.

Tác hại của việc cho trẻ chơi điện thoại: Gây mất ngủ, thiếu ngủ

Tác hại tiếp theo phải kể tới khi trẻ dùng nhiều điện thoại đó chính là khiến trẻ mất ngủ, thiếu ngủ. Có nhiều bố mẹ chiều con, cứ để con dùng điện thoại cho tới 23h thậm chí 0h sáng mới đi ngủ… Bên cạnh đó, việc xem điện thoại trước khi ngủ cũng sẽ khiến mắt bị căng mỏi, não bộ căng thẳng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ mất ngủ. Trước khi ngủ bố mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng điện thoại. Thay vào đó nên đọc sách, kể truyện cho trẻ nghe hoặc nghe nhạc nhẹ để bé dễ ngủ.

Sử dụng điện thoại nhiều khiến bé dễ mắc bệnh xương khớp

Một nguyên nhân tiếp theo khiến bố mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng điện thoại đó chính là khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh xương khớp. Việc ngồi lâu một vị trí, ngồi sai tư thế sẽ khiến xương khớp của trẻ bị ảnh hưởng.
Không chỉ mắt bị ảnh hưởng mà cổ, lưng của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Lâu ngày có thể bị mỏi cổ, vẹo cổ, đau vai gáy… rất nguy hiểm.

Sẽ gây ra tình trạng trầm cảm, lo âu ở trẻ

Những bức xạ ở điện thoại có thể gây ảnh hưởng, căng thẳng thần kinh. Sử dụng quá lâu điện thoại sẽ khiến trẻ có thể gặp phải tình trạng hồi hộp, lo lâu, tim đập nhanh… Nhiều đứa trẻ khi mải mê vào chiếc điện thoại mà không muốn ra khỏi phòng, không muốn tiếp xúc với mọi người xung quanh. Lâu dần có thể bị mắc chứng trầm cảm, lo âu và khó hoà nhập với bạn bè xung quanh.

Tăng nguy cơ béo phì

Có những trẻ nghiện dùng điện thoại, chỉ muốn ngồi một chỗ để chăm chú vào điện thoại. Nên sẽ giảm đi các hoạt động thể chất. Vì vậy sẽ khiến cơ thể chậm chạp, lười vận động. Hơn nữa, trẻ thường thích ăn nhiều đồ ăn vặt nên rất dễ có nguy cơ bị béo phì.

Có nghiên cứu cho rằng, nếu trẻ sử dụng điện thoại nhiều hơn 5 giờ đồng hồ 1 ngày sẽ tăng 43% nguy cơ bị béo phì. Chưa kể có những trường hợp bố mẹ vừa cho  trẻ ăn vừa cho xem điện thoại để trẻ ăn nhanh hơn. Điều này không tốt cho trẻ, khiến trẻ dễ bị đau dạ dày do không tập trung nhai thức ăn kỹ.

Sử dụng nhiều điện thoại sẽ khiến rối loạn hành vi, giảm trí nhớ

Một nguy hiểm khác khi trẻ sử dụng điện thoại quá nhiều đó chính là nguy cơ dễ bị mắc chứng rối loạn khó tập trung hoặc hiếu động thái quá. Điều này sẽ ảnh hưởng tới việc tiếp thu kiến thức của trẻ. Bên cạnh đó, trong điện thoại có nhiều nội dung nhạy cảm không phù hợp cho trẻ nhỏ. Vì vậy, bố mẹ cũng cần phải hết sức lưu ý nên cho trẻ xem điện thoại đúng cách.

Như vậy, trên đây các bậc phụ huynh đã cùng tìm hiểu về việc tại sao không nên cho trẻ sử dụng điện thoại quá nhiều và sớm. Bởi vì nó sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ của trẻ. Bố mẹ hãy luyện  cho con những thói quen tốt và tích cực nhé!

Nguồn : Sức Khoẻ Cộng Đồng

  • Tham khảo cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mầm non phát triển toàn diện

    Trẻ mầm non bắt đầu phát triển mạnh mẽ cả về thể chất và trí tuệ. Trong độ tuổi này, trẻ bắt đầu thể hiện được sự độc lập, ham học hỏi và khám phá thế giới xung quanh đồng thời xuất hiện những hành vi bắt chước người lớn bao gồm cả thói quen ăn uống.
  • Con trẻ và mạng xã hội: Khi niềm vui biến thành nỗi đau, ai sẽ giúp đỡ ?

    Từ thế giới ảo đầy sắc màu, nhiều đứa trẻ đang rơi vào hố sâu của cô đơn, tổn thương và áp lực vô hình. Khi một dòng trạng thái có thể trở thành nhát dao, ai sẽ là người chìa tay ra với các em đầu tiên?
  • Muốn con gái hạnh phúc và bản lĩnh, mẹ đừng quên dạy 6 điều này

    Trong hành trình làm mẹ, có lẽ điều quý giá nhất không phải là dạy con trở thành “cô bé ngoan” theo chuẩn mực xã hội, mà là giúp con trở thành chính mình – một phiên bản tự tin, hiểu giá trị bản thân và biết cách yêu thương cuộc sống. Dưới đây là 6 bài học quan trọng mà người mẹ nào cũng nên dạy con gái từ sớm.
  • Tâm lí của trẻ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi ba mẹ cãi nhau ?

    Khi ba mẹ cãi nhau thường xuyên, trẻ em có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng về tâm lý và cảm xúc. Dưới đây là những tác động tiêu cực mà trẻ có thể gặp phải:
  • Nuôi dạy con có tinh thần thép-Vững vàng giữa những sóng gió cuộc đời

    Trong hành trình làm cha mẹ, chúng ta đều mong con mình lớn lên hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc không đến từ việc con luôn được che chở hay tránh khỏi mọi thử thách, mà đến từ nội lực vững vàng để con tự bước đi giữa những khó khăn. Đó là lý do vì sao ngày càng nhiều cha mẹ hiện đại chọn cách nuôi con không chỉ bằng tình yêu thương, mà còn bằng cách rèn giũa cho con một tinh thần thép – bản lĩnh, kiên cường và không dễ gục ngã.
  • “Tứ cấm” trong giáo dục con cái thời xưa: Bài học vẫn còn nguyên giá trị

    Trong kho tàng giáo dục truyền thống của cha ông ta, việc dạy dỗ con cái không chỉ dựa trên kiến thức hay lễ nghi, mà còn xoay quanh đạo đức, nhân cách và cách ứng xử trong xã hội. Người xưa có câu: "Dạy con từ thuở còn thơ", không phải chỉ để con giỏi giang, mà trước hết là để con làm người tử tế.Một trong những quan niệm sâu sắc nhất về giáo dục trong văn hóa phương Đông là tư tưởng "tứ cấm" – bốn điều cha mẹ không nên để con cái phạm phải nếu muốn con trưởng thành đàng hoàng, có ích. Vậy 4 điều đó là gì?