Cập nhật lịch học của 63 tỉnh, thành trong bối cảnh số ca F0 tăng mạnh

Theo số liệu của Bộ GD-ĐT tính đến 17h ngày 21/2, có thêm 6 tỉnh, thành tạm dừng lịch cho học sinh đến trường, nâng số địa phương nghỉ học trực tiếp lên 15.

Thời gian gần đây, số ca nhiễm Covid-19 tại các địa phương liên tục tăng mạnh. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, đã có 48/63 tỉnh, thành tạm dừng lịch học trực tiếp tại trường tính đến 17h ngày 21/2.

Theo đó, 15 tỉnh thành đã dừng việc học trực tiếp bao gồm các tỉnh, thành như Lào Cai, Tuyên Quang, Đắk Nông, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hưng Yên, Trà Vinh, An Giang, Bạc Liêu, Phú Yên, Tiền Giang và TP. Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk).

Cụ thể, tất cả 15 tỉnh, thành nêu trên đã cho học sinh mầm non tạm dừng đến trường học trực tiếp. Trong khi đó, cả nước có khoảng 1,8 triệu trẻ mầm non đến trường (chiếm 55,31%).

Đối với học sinh bậc Tiểu học, có gần 5,3 triệu học sinh ở 54/63 tỉnh thành tiếp tục cho học sinh đến trường (chiếm 87,06%). Có 9 địa phương dừng việc học trực tiếp, gồm các tỉnh, thành như : Lào Cai, Tuyên Quang, Hưng Yên, Đắk Nông, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh, TP. Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk) và Hà Nội (12 quận nội thành).

Học sinh THCS có 60/63 tỉnh, thành vẫn tổ chức dạy học trực tiếp với hơn 4,78 triệu học sinh đến trường (đạt 90,41%). Các tỉnh, thành cho học sinh nghỉ học trực tiếp bao gồm: Phú Thọ, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Nội (khối lớp 6 của 12 quận nội thành).

Với khối THPT, cả nước có 62 tỉnh, thành đón học sinh đến trường dạy học trực tiếp. Chỉ duy nhất có tỉnh Lào Cai cho học sinh phổ thông dừng học trực tiếp.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều địa phương cho học sinh nghỉ học vì điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, TP. Hoà Bình, Hải Phòng,…

Lịch đi học trực tiếp của học sinh cả nước:

Nguồn : bau.vn

  • Đừng nuông chiều quá mức: 6 thử thách giúp con mạnh mẽ và biết ơn trong tương lai

    Làm cha mẹ, ai cũng mong con có tuổi thơ hạnh phúc, lớn lên bình an và tương lai vững vàng. Nhưng đôi khi, tình yêu thương thái quá lại biến thành sự bao bọc khiến con thiếu kỹ năng sống, dễ gục ngã trước thử thách đầu đời. Ngược lại, những đứa trẻ được “rèn” sớm trong khuôn khổ, biết đối mặt với khó khăn lại thường vững vàng hơn, trưởng thành hơn và thành công hơn.Dưới đây là 6 “nỗi khổ” mà nếu cha mẹ dám để con trải nghiệm sớm, sẽ là món quà quý giá cho cả cuộc đời con.
  • Tưởng tốt cho con, hóa ra lại hại: 5 sản phẩm cha mẹ nên tránh

    Chăm sóc con nhỏ luôn là ưu tiên hàng đầu của các bậc cha mẹ. Với mong muốn bảo vệ con tối đa, nhiều mẹ không ngại đầu tư những sản phẩm “được review tốt” hoặc “được nhiều người dùng”. Tuy nhiên, không phải món đồ nào phổ biến cũng đồng nghĩa với an toàn. Trên thực tế, có một số sản phẩm tưởng chừng vô hại nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ – điều mà nhiều phụ huynh không ngờ tới.Dưới đây là 5 sản phẩm các chuyên gia nhi khoa khuyên nên cân nhắc hoặc loại bỏ hoàn toàn khi chăm sóc trẻ nhỏ:
  • 5 nền tảng gia đình âm thầm định hình tương lai rực rỡ của con trẻ

    Thành công của một đứa trẻ không chỉ dựa vào trí tuệ hay may mắn, mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường gia đình. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những thói quen, cách ứng xử và giá trị được nuôi dưỡng trong gia đình sẽ đặt nền móng vững chắc cho tương lai của trẻ. Dưới đây là 5 đặc điểm nổi bật thường thấy ở những gia đình có con cái sau này thành đạt, giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần.
  • Dạy con bằng sự lắng nghe và im lặng – nghệ thuật của cha mẹ thông minh

    Trong hành trình nuôi dạy con, nhiều bậc cha mẹ luôn nghĩ rằng nói nhiều, dạy nhiều là yêu thương. Nhưng thực tế, không phải lúc nào lời nói cũng có tác dụng tích cực. Có những thời điểm, sự im lặng đúng lúc lại có giá trị gấp nhiều lần so với lời khuyên, mệnh lệnh hay lời trách mắng.Dưới đây là 3 điều mà những cha mẹ khôn ngoan thường chọn cách không nói ra, để con được trưởng thành bằng chính trải nghiệm và suy ngẫm của mình.
  • Có nên ‘nuôi’ robot trong nhà?

    Với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo và tự động hóa, robot gia đình đang vượt xa vai trò là thiết bị hỗ trợ. Chúng giờ đây có thể học hỏi, giao tiếp và thậm chí xây dựng mối quan hệ với con người. Không chỉ là tiện ích, robot đang thay đổi cách chúng ta sống, chăm sóc và kết nối trong gia đình.
  • Đừng để lời nói vô tình biến con thành người yếu đuối, thụ động

    Lời nói có sức mạnh lớn hơn chúng ta tưởng. Đối với trẻ nhỏ, những gì cha mẹ nói ra không chỉ là ngôn từ thoáng qua mà còn có thể trở thành niềm tin định hình tính cách, động lực và cả tương lai của con. Một vài câu nói tưởng chừng "bình thường", thậm chí xuất phát từ lo lắng hay mong muốn tốt, lại vô tình khiến trẻ mất tự tin, phụ thuộc, sợ hãi và thiếu động lực vươn lên. Dưới đây là 5 kiểu câu nói độc hại mà cha mẹ cần tránh nếu không muốn con mình lớn lên thiếu ý chí, yếu năng lực và khó thành công trong xã hội đầy cạnh tranh ngày nay.