Đảo Sumba xa xôi của Indonesia thu hút du khách bởi những điều tuyệt vời từ thiên nhiên, trong số đó là khu rừng ngập mặn với những cây có thân hình kỳ lạ được gọi là cây “nhảy múa”.
Đến với đảo Sumba bạn sẽ thấy làn nước âm đềm, bãi biển rộng phủ đầy cát trắng ở Walakiri. Nhưng không phải là điều thu hút khách du lịch đổ xô đến thiên đường nhiệt đới này.
Điểm thu hút với mọi người đến với Walakiri là hàng chục cây ngập mặn có hình dáng độc đáo trải dài bãi biển. Chúng có hình dáng uốn lượn, cong vênh như đang lắc lư, uốn lượn theo chiều gió. Tất cả tạo nên bức tranh thiên nhiên vô cùng độc đáo khiến người ta khó kiềm được sự thích thú.
Điều kỳ lạ này được các nhà khoa học lý giải, các loài cây mọc ở rừng ngập mặn hoặc xung quanh được bao phủ bằng nước thường có hình dạng kỳ quái, chúng phát triển không theo nguyên tắc nào. Nguyên nhân chính là do mặt nước phản chiếu lại ánh sáng ở nhiều góc độ khác nhau nên cây phát triển không đồng đều.
Các nhà thực vật học coi đó là hiện tượng cây cối “hướng quang” do ảnh hưởng bởi hormone thực vật auxin, chúng phát triển về hướng có ánh sáng ngày từ lúc bắt đầu vòng đời.
Đồng thời, môi trường sinh thái của rừng ngập mặn là sự chuyển tiếp giữa đất liền và biển. Vì vậy, sự phân bổ và cách phát triển, cáu thành của loài cây ngập mặt chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bao gồm: khí hậu, thủy văn, độ mặn…
Một nhiếp ảnh tên Daniel Kordan cho biết: “Những cây nhảy múa trên đảo Sumba mang lại nguồn sáng tác vô tận. Tôi hy vọng người dân địa phương sẽ bảo vệ nơi này hoặc tạo ra một khu bảo tồn, vườn quốc gia”. Cũng có nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp trên thế giới đến với Walakiri hy vọng sẽ chụp được một bức ảnh hoàn hảo về cây xanh “nhảy múa”. Các bức ảnh khiến người xem ngỡ ngàng khi chúng như đang hòa mình trong “bản nhạc” của thiên nhiên có nắng, gió, biển và ánh hoàng hôn. Mỗi cây đang uốn mình như “vũ công” chuyên nghiệp biểu diễn cho người xem.
Nguồn : bau.vn