Có hay không chuyện lấy ráy tai gây ảnh hưởng thính lực?

Nhiều người thường sử dụng bông tăm để lấy ráy tai vì cho rằng chúng êm ái và an toàn cho tai. Tuy nhiên đây là việc làm có hại hơn bạn nghĩ.

Theo các chuyên gia – tai là một nơi cực kỳ nhạy cảm nên việc bạn đưa một vật thể lạ vào tai cũng có thể khiến bộ phận này bị tổn thương, đôi khi còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính giác. Ngày nào cũng lấy ráy tai là một trong những sai lầm phổ biến bởi ráy tai sẽ từ từ tự thoát ra bên ngoài, cuốn theo nhiều mầm bệnh và tế bào da chết ra khỏi tai.

Ráy tai là gì?

Ráy tai được tạo thành từ khoảng 60% keratin (một loại protein) và các tế bào da chết, axit béo, cholesterol cùng nhiều hợp chất khác. Hỗn hợp này thường xuất hiện ở phần tai ngoài, do các tuyến cerumenous (chuyên sản xuất chất sáp) ở bên trong ống tai tiết ra.

Ráy tai chỉ được hình thành ở 1/3 ngoài của ống tai, phần sâu bên trong gần với màng nhĩ không sản sinh chất này.

Ráy tai giúp điều hòa pH, diệt khuẩn, diệt nấm và bảo vệ lớp lót nhạy cảm của ống tai khỏi tác động của nước. Đây là một phần cơ chế tự bảo vệ của tai, giúp làm sạch, ngăn không cho bụi và vi khuẩn từ môi trường đi sâu vào bên trong tai, gây tổn thương hoặc nhiễm trùng màng nhĩ.

Sự tích tụ của ráy tai không hề gây nhiễm trùng tai như nhiều người thường nghĩ. Trái lại, thiếu các thành phần bôi trơn và diệt khuẩn của ráy tai, tai bạn có thể bị khô và ngứa.

Có nên lấy ráy tai thường xuyên

Ráy tai thật ra là do các tuyến của da trong ống tai ngoài tiết ra. Nó tạo môi trường axit làm cho tai khô. Chính nhờ vậy, vi khuẩn trong tai không phát triển được.

Ráy tai sẽ bảo vệ tai khỏi sự xâm nhập của các loại côn trùng nhỏ khi chúng bay vào tai.

Khi bạn nói chuyện, nhai hoặc di chuyển hàm cũng là một cách để làm ráy tai bong ra.

Hậu quả khi lấy ráy tai không đúng cách

Đẩy ráy tai vào sâu hơn

Sử dụng tăm bông để làm sạch ráy tai có thể sẽ khiến ráy tai chui vào sâu hơn trong tai. Tăm bông sẽ khiến ráy tai không thể tự làm sạch và đẩy ra ngoài như bình thường, thay vào đó, sẽ khiến ráy tai tích tụ trong tai sâu hơn.

Tích tụ quá nhiều ráy tai có thể sẽ dẫn đến các triệu chứng khó chịu, bao gồm:

  • Đau
  • Cảm giác đầy nặng trong tai
  • Ù tai, nghe không rõ

Tổn thương

Lấy ráy tai sai cách có thể làm tổn thương ống tai bưởi vì da trong ống tai rất mềm nên sẽ dễ bị nhiễm vi khuẩn, viêm có mủ. Thậm chí, màng nhĩ cũng có nguy cơ bị rách, gây đau đớn và có thể bị điếc

Khi sử dụng tăm bông, nếu bạn đẩy tăm bông vào quá sâu trong tai có thể làm tổn thương các cấu trúc của tai giữa. Một tổn thương tai phổ biến liên quan đến sử dụng tăm bông là rách màng nhĩ.

Nhiễm trùng

Ráy tai giúp lưu giữ và làm chậm quá trình phát triển của vi khuẩn xâm nhập vào ống tai. Sử dụng tăm bông có thể sẽ đẩy ráy tai và vi khuẩn vào sâu hơn trong tai, và có thể dẫn đến viêm tai.

Vật lạ trong tai

Trong một số trường hợp, một phần đầu của tăm bông có thể sẽ bị rơi ra và mắc lại bên trong tai của bạn. Việc này có thể sẽ dẫn đến khó chịu, đầy hoặc đau tai. Trong một số trường hợp thậm chí có thể sẽ gây mất thính lực.

Một nghiên cứu điều tra về các vật thể lạ thường dẫn đến các ca cấp cứu cho thấy tăm bông trong ống tai là một trong số những vật thể lạ thường khiến người trưởng thành phải đi cấp cứu nhất.

Vậy phải vệ sinh tai như thế nào?

Trong lúc bạn gội đầu hoặc tắm, một lượng nước vừa đủ đã vào trong ống tai, làm mềm ráy tai giúp chúng dễ trôi ra ngoài hơn. Thêm vào đó, phần da tai phát triển tự nhiên theo hướng từ trong ra ngoài theo dạng xoắn ốc. Ráy tai thường sẽ theo lớp da chết bị đẩy ra ngoài. Thông thường ráy tai sẽ bị đẩy và rơi ra ngoài trong lúc bạn đang ngủ. Tuy nhiên, nếu cảm thấy cần lấy ráy tai, hãy đến gặp bác sĩ tai mũi họng để được lấy bằng dụng cụ chuyên dụng.

Nguồn : sức khỏe 24h

  • Tại sao tập luyện quá nhiều lại làm chậm quá trình giảm cân

    Hầu hết chúng ta đều tin rằng việc tăng cường luyện tập thể dục, đặc biệt là cardio hay các bài tập cường độ cao, sẽ giúp đốt cháy mỡ thừa và giảm cân nhanh chóng. Tuy nhiên, thực tế đôi khi lại khác xa mong đợi. Nhiều người, dù chăm chỉ tập luyện mỗi ngày, vẫn không thấy kết quả giảm cân rõ rệt, thậm chí còn có cảm giác “càng tập càng khó giảm cân”Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Hãy cùng khám phá một số yếu tố khiến việc giảm cân trở nên khó khăn hơn dù bạn đang tập luyện chăm chỉ.
  • Không cần kháng sinh nhân tạo, bạn đã có 10 “thần dược” từ bếp nhà

    Trong khi kháng sinh tổng hợp ngày càng bị lạm dụng và gây ra tình trạng kháng thuốc, thì thiên nhiên lại ban tặng cho chúng ta nhiều thực phẩm có tính kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên rất hiệu quả. Dưới đây là 10 loại “kháng sinh xanh” bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày để hỗ trợ hệ miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Rèn luyện 5 thói quen buổi sáng này để giúp thanh lọc cơ thể

    Rèn luyện những thói quen buổi sáng là cách tuyệt vời để thanh lọc cơ thể, tăng cường sức khỏe và khởi động một ngày mới đầy năng lượng. Dưới đây là 5 thói quen buổi sáng giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả:
  • Những thói quen nào của người Việt sau khi ăn đang âm thầm hủy hoại sức khỏe ?

    Sau bữa ăn, nhiều người Việt thường duy trì một số thói quen tưởng chừng vô hại nhưng thực tế có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Dưới đây là một số thói quen phổ biến cần lưu ý:
  • Món ăn, bài thuốc hay từ ngải cứu

    Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, được sử dụng để chữa trị trong các trường hợp: phụ nữ kinh nguyệt không đều, ghẻ lở, viêm da, dị ứng, viêm gan, trừ giun, điều hòa khí huyết, ôn kinh, an thai, đau bụng do lạnh, nôn mửa, kiết lỵ…
  • Cảnh báo lối sống "cú đêm" cực kì gây hại cho sức khỏe

    Tại Việt Nam, lối sống "cú đêm" đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt trong giới trẻ. Sự phát triển của công nghệ, áp lực công việc, học tập, cùng với sự hấp dẫn của các hoạt động giải trí về đêm đã khiến nhiều người trẻ hình thành thói quen thức khuya.