Việc khám sàng lọc trước khi mang thai vô cùng cần thiết với các cặp vợ chồng có ý định sinh con. Khi được sàng lọc chúng ta sẽ biết được các bệnh di truyền, bệnh mạn tính hay các dị tật mà thai nhi có thể gặp phải để tìm cách phòng tránh và chữa trị kịp thời.
Lý do nên khám sàng lọc trước khi mang thai
Hằng năm có khoảng 41.000 trẻ em sinh ra bị dị tật bẩm sinh hay các vấn đề về bệnh lý khác. Các ảnh hưởng này sẽ khiến nhiều trẻ em chịu nhiều thiệt thòi không đáng có.
Trong quá trình mang thai, sự thay đổi của các nhiễm sắc thể khiến trẻ sinh ra bị dị tật, hội chứng Down, bệnh tim,… Còn về bệnh di truyền, bệnh mạn tính thì mẹ bầu có thể lây sang thai nhi khi mang thai như tiểu đường, viêm gan siêu vi B, HIV…
Các rủi ro này hoàn toàn có thể giải quyết được nếu hai vợ chồng đã được khám sàng lọc .
Các trường hợp có nguy cơ cao
Các bậc cha mẹ cần lưu ý những nhóm nguy cơ cao dưới đây để được sàng lọc kịp thời, tránh các rủi ro cho thai nhi.
- Từng sảy thai, chết lưu
- Làm việc trong môi trường ô nhiễm, nguy hiểm
- Đã sinh con bị dị tật, bệnh mạn tính,…
- Gia đình có họ hàng mắc hội chứng Down, bại não,…
- Dùng quá nhiều thuốc kháng sinh, thuốc chống chỉ định
- Phụ nữ trên 35 tuổi
Những điều cần biết trước khi đi khám sàng lọc
- Cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình sức khỏe, tiền sử bệnh tật của cá nhân và gia đình; các loại vaccine đã từng tiêm; chu kỳ kinh nguyệt của vợ; khả năng xuất tinh của chồng cho bác sĩ.
- Đi khám trước hoặc sau kỳ kinh 7 ngày (không đi khám ngày có kinh) .Tuyệt đối không quan hệ tình dục trước khi khám 24h.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái
- Người có bệnh tiểu đường không nên uống thuốc và tiêm insulin vào ngày lấy máu tránh kết quả xét nghiệm không được chính xác. Người dùng thuốc huyết áp sử dụng bình thường.
- Trước khi lấy máu chỉ nên uống nước lọc và nhịn ăn ít nhất 8 giờ để cho kết quả tốt nhất.
- Nhịn ăn ít nhất 4 giờ trước khi siêu âm bụng, nhịn tiểu trong 1 giờ để hình ảnh siêu âm rõ nét và chuẩn xác hơn.
- Không dùng các loại vitamin, thực phẩm chức năng, khoáng chất trong vòng 24 giờ trước khi xét nghiệm.
- Phụ nữ đang viêm tuyến vú, áp xe vú và đang có kinh không nên chụp X- quang vú. Khoảng thời gian phù hợp là từ ngày thứ 7 – 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Khi này nồng độ hormone estrogen thấp, vú ít bị căng nhất. Lưu ý cần vệ sinh tay, bộ phận sinh dục bên ngoài sạch sẽ và tuyệt đối không chạm tay vào mặt trong lọ đựng nước tiểu,.
Hy vọng bài viết trên của bau.vn sẽ hữu ích cho các cặp vợ chồng chuẩn bị sinh con.
Nguồn : Sức khỏe 24h
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/co-nen-kham-sang-loc-truoc-khi-mang-thai-khong-a198724.html