Chất chống ô xy hóa sẽ hoạt động
Bạn đã nghe nói về chất chống ô xy hóa, phải không? Đó là những chất mạnh mẽ bảo vệ cơ thể bạn khỏi tác hại của các gốc tự do? Nho có nhiều chất béo và chúng có thể giúp bảo vệ và sửa chữa các tế bào của bạn khỏi stress ô xy hóa – có liên quan đến sự phát triển của các bệnh mạn tính như ung thư, bệnh tim và tiểu đường.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nho chứa hơn 1.600 hợp chất thực vật có lợi, và vì nồng độ chất chống ô xy hóa cao nhất nằm trong hạt và vỏ, nên ăn cả quả sẽ tốt hơn là chỉ uống nước ép nho.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng nho đỏ có chất chống ô xy hóa cao hơn nho xanh vì chúng chứa anthocyanins, một loại flavanoid chịu trách nhiệm về màu sắc của chúng.
Tình trạng viêm của bạn sẽ giảm
Viêm mạn tính có thể gây ra một số triệu chứng lâu dài và các vấn đề về sức khỏe, bao gồm đau cơ và đau khớp, tăng cân, đau đầu, mệt mỏi và các vấn đề về đường tiêu hóa. Nó cũng có liên quan đến ung thư, bệnh tim, Alzheimer, tiểu đường loại 2, viêm khớp và các tình trạng nghiêm trọng khác.
May mắn thay, theo ông Claybrook, sự đa dạng của chất chống ô xy hóa mạnh được tìm thấy trong nho có thể giúp giảm viêm trong cơ thể. Cụ thể, resveratrol được biết là có đặc tính chống viêm. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng uống chiết xuất bột nho có thể làm tăng mức độ của các hợp chất chống viêm trong máu của bạn.
Những người không nên ăn nho
Người bị bệnh đường ruột
Thành phần trong nho có rất nhiều chất xơ, lượng chất xơ này không ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của đường ruột. Tuy nhiên, khi ăn quá nhiều nho, lượng chất xơ sẽ tăng lên. Nếu không thường xuyên ăn nhiều chất xơ, bạn sẽ thấy khó chịu trong bụng khi nạp vào một lượng lớn chất xơ từ nho. Khi cơ thể không tiêu hóa được hết chất xơ, lượng chất xơ ứ đọng lại khó thải ra ngoài, đó là một dấu hiệu của táo bón. Đôi khi, chất xơ lại có tác dụng ngược lại, gây tiêu chảy vì cơ thể cố gắng để thải chất xơ ra ngoài.
Người béo phì
Nho chứa tương đối ít calo, nhưng khoảng 30 quả nho chứa chưa đến 105 calo. Nếu bạn thấy ngon miệng mà ăn hết cả túi thì lượng calo nạp vào cơ thể tương đương với cả một bữa ăn. Nếu bạn thường xuyên ăn nho mà không định trước suất ăn của mình thì số calo thêm vào này sẽ khiến bạn tăng cân.
Người bị viêm loét dạ dày
Trong 125 mL (½ cốc) nước ép nho chứa tới 23-66 mg vitamin C sẽ không tốt cho những người mắc bệnh viêm loét dạ dày. Do vậy những người mắc bệnh này nên hạn chế hoặc không nên ăn nho.
Người bị tiểu đường
Trong 100 gam thịt quả nho sẽ chứa 10 đến 12 gam đường gluco và fructose dễ hấp thụ. Vì thế, khi ăn loại quả này, lượng đường huyết trong máu sẽ tăng cao. Do vậy, nếu bạn mắc phải căn bệnh tiểu đường thì nên hạn chế sử dụng loại quả này, ăn càng ít càng tốt và nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ điều trị.
Người đang điều trị bệnh tăng huyết áp
Nho với thuốc ức chế calcium làm chậm chuyển hóa thuốc. Cho nên đang điều trị bệnh tăng huyết áp nên kiêng hoặc ăn ít, uống ít nước nho để tránh gây tăng hiệu lực của thuốc không kiểm soát được (Diltiagem, Verapamil). Các thuốc ức chế men chuyển (Benzapril, captopril) để chữa tăng huyết áp cũng tương tác với kali trong nho, cho nên khi dùng thuốc đó tránh hoặc ăn ít nho.
Người bị bệnh răng miệng
Những người đang mắc bệnh về răng miệng, đặc biệt là đang đau răng, nếu ăn nhiều nho tươi hay uống nhiều nước nho sẽ khiến bệnh bị nặng hơn. Người bị tăng huyết, bệnh nhân ghép tim, thận và giác mạc… không nên ăn nho và nước nho đỏ
Nguồn : bau.vn