Độ pH vùng kín bao nhiêu là bình thường? Làm cách nào để cân bằng?

Độ pH âm đạo bình thường có ý nghĩa hết sức quan trọng cho sức khỏe của hệ sinh sản nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Nó là hàng rào bảo vệ này ngăn vi khuẩn không lành mạnh và nấm men trong cơ thể sinh sôi quá nhanh và gây nhiễm trùng. Cũng như các nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.

Độ pH âm đạo bình thường là bao nhiêu?

Độ pH vùng kín bình thường là từ 3,8 đến 4,5, có độ axit vừa phải. Tuy nhiên, có sự thay đổi về độ Ph bình thường của âm đạo dựa vào từng giai đoạn sống.

Trong những năm sinh sản của người phụ nữ (tuổi từ 15 đến 49), pH âm đạo phải thấp hơn hoặc bằng 4,5. Nhưng trước khi có kinh nguyệt và sau mãn kinh, độ pH bình thường có xu hướng cao hơn 4,5.

Một môi trường âm đạo có tính axit sẽ có chức năng bảo vệ. Nó tạo ra một rào cản ngăn vi khuẩn và nấm men không tốt nhân lên quá nhanh và gây nhiễm trùng.

Độ pH âm đạo phản ánh sức khỏe như thế nào?

Độ pH là phép đo mức độ axit hoặc kiềm của một chất. Thang đo chạy từ 0 đến 14. Độ pH nhỏ hơn 7 được coi là có tính axit và độ pH lớn hơn 7 là có tính kiềm.

Độ pH của âm đạo – cho dù nó có tính axit hay kiềm thì cũng đóng một phần quan trọng trong việc xác định xem nó có khỏe mạnh hay không.  ĐỘ pH là tính axit của âm đạo, nếu tính axit giảm sẽ phá vỡ hệ vi sinh vật có lợi ở âm đạo và khiến âm đạo dễ bị nhiễm trùng bởi các vi khuẩn có hại gây ra viêm nhiễm âm đạo, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe sinh sản.

Độ pH âm đạo phản ánh đến tình trạng sức khỏe 

Nguyên nhân gây ra mất cân bằng pH âm đạo

  • Quan hệ tình dục không được bảo vệ. Tinh dịch có tính kiềm, có thể gia tăng sự phát triển của một số vi khuẩn.
  • Kháng sinh: Những loại thuốc này không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà còn loại vi khuẩn tốt duy trì mức độ pH âm đạo, có tính axit, lành mạnh hơn.
  • Thụt rửa: Khoảng 20% phụ nữ thường xuyên rửa sạch âm đạo bằng hỗn hợp nước và giấm, baking soda hoặc iốt. Thụt rửa không chỉ làm tăng độ pH âm đạo, mà còn gia tăng sự phát triển của vi khuẩn có hại nói chung.
  • Chu kỳ kinh nguyệt: Máu kinh nguyệt có tính kiềm và làm tăng độ pH trong âm đạo. Khi máu chảy qua âm đạo và được hấp thụ vào một tampon hoặc miếng đệm, nó có thể làm tăng mức độ pH của âm đạo.

Mất cân bằng pH âm đạo do nhiễm khuẩn 

Cách duy trì độ pH âm đạo khoẻ mạnh

Một số cách để giữ độ pH của âm đạo ở mức khỏe mạnh các bạn có thể tham khảo:

  • Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Bao cao su không chỉ bảo vệ người phụ nữ khỏi các bệnh lây qua đường tình dục mà còn ngăn tinh dịch có tính kiềm phá vỡ độ pH âm đạo.
  • Uống men vi sinh. Men vi sinh có thể khôi phục mức độ cân bằng của vi khuẩn lành mạnh cho hệ thống vùng kín.
  • Không thụt rửa. Thụt rửa có thể làm tăng mức độ pH âm đạo. Âm đạo có khả năng là tự làm sạch. Chỉ cần rửa bên ngoài âm đạo bằng dung dịch vệ sinh và nước khi tắm. Lưu ý khi chọn dung dịch vệ sinh, các mẹ cũng hãy tìm hiểu thật kỹ. Nên lựa chọn sản phẩm dung dịch vệ sinh có độ pH 5 để không ảnh hưởng đến độ pH âm đạo.
  • Ăn sữa chua. Ngoài việc giúp các mẹ nhận được canxi và vitamin D hàng ngày, sữa chua là nguồn cung cấp dồi dào các loài vi khuẩn có lợi Lactobacillus. Vi khuẩn Lactobacillus sống trong âm đạo và tiết ra axit lactic và hydro peroxide, giúp âm đạo có độ pH axit.

Nguồn : bau.vn