Giải đáp thắc mắc: Có nên tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng không?

Sau khi tiêm phòng cho trẻ thường xuất hiện những phản ứng như sốt hoặc sưng vị trí tiêm. Bởi vậy, nhiều bố mẹ thắc mắc tắm cho trẻ sau khi tiêm có khiến những phản ứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn hay không.

Bài viết của bau.vn sẽ giải đáp cho bố mẹ có nên tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng hay không.

Một số phản ứng thường gặp sau khi tiêm phòng cho trẻ

Các loại vaccine giúp trẻ tạo ra kháng thể, một loại protein trong máu có nhiệm vụ hỗ trợ phòng  chống bệnh. Sau khi tiêm vaccine, có thể sẽ xuất hiện một vài phản ứng nhẹ và đây cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể bé đang tạo ra các kháng thể. Trên thực tế, những phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày.

Dưới đây là một số phản ứng sau tiêm phổ biến nhất mà bé có thể gặp phải:

  • Sốt nhẹ
  • Khó ngủ
  • Khó chịu
  • Sưng nhẹ tại vị trí tiêm
  • Cảm thấy đau hoặc bị nổi mẩn đỏ tại vị trí tiêm

Trong một số trường hợp, sau khi tiêm vaccine DTaP hoặc vaccine phế cầu khuẩn còn có thể gây ra các phản ứng phụ khác như trẻ bị sưng toàn bộ chân hoặc cánh tay.

Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể gặp một số phản ứng khác. Tuy nhiên, những phản ứng này sẽ ít phổ biến hơn so với các phản ứng kể trên:

  • Buồn nôn
  • Cảm thấy uể oải
  • Trẻ có biểu hiện chán ăn

Bố mẹ có nên tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng không?

Như đã đề cập ở trên, sau khi tiêm cơ thể bé sẽ xuất hiện một số tác dụng phụ. Nhiều bậc phụ huynh có tâm lý lo sợ rằng tắm cho trẻ sẽ khiến vị trí tiêm bị nhiễm trùng hoặc làm cho các phản ứng khác trở nên nghiêm trọng. Vì thế, các bố mẹ phân vân không biết có nên tắm cho con sau khi tiêm hay không.

Trên thực tế, bố mẹ vẫn có thể tắm hoặc thậm chí là cho trẻ đi bơi dù có gặp các phản ứng phụ kể trên ở mức độ nhẹ. Những phản ứng phụ sẽ tự biến mất trong khoảng 2 – 3 ngày. Bởi vậy, bố mẹ không cần lo lắng tắm cho trẻ sau khi tiêm sẽ ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe của bé.

Tuy nhiên, trong trường hợp sau khi tiêm mà bé sốt cao, khoảng 38°C sau khi tiêm thì bố mẹ nên cân nhắc đến việc hoãn tắm cho bé. Bên cạnh đó, bố mẹ cần phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để bác sĩ tư vấn cách chăm sóc phù hợp nhất.

Chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng

Để giúp bé bớt khó chịu sau khi tiêm, bố mẹ nên thử một số cách sau đây:

  • Dỗ dành trẻ nhiều hơn
  • Cho bú và uống nước thường xuyên hơn
  • Hãy chườm khăn ướt nếu vị trí tiêm có biểu hiện bị sưng đỏ. Tuy nhiên, bố mẹ hãy lưu ý không nên chườm lạnh bằng khăn ướp đá cho trẻ.
  • Bố mẹ nên cho con mặc quần áo thoáng mát và tránh đắp quá nhiều chăn để con không bị nóng.
  • Nếu bé bị sốt hoặc bị đau xung quanh vết tiêm, bố mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho con uống thuốc giảm đau hạ sốt có paracetamool hoặc ibuprofen.

Nguồn : bau.vn

  • Làm sao để nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý ?

    Tăng động giảm chú ý (ADHD - Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là một rối loạn phát triển thần kinh phổ biến ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến khả năng tập trung, kiểm soát hành vi và mức độ hoạt động. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý:
  • Đừng nuôi dạy con theo cách này

    Cha mẹ được coi là những người giữ vai trò định hướng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Họ là những người chăm sóc chính, người sẽ nuôi dạy con nhỏ những giá trị của cuộc sống và giúp chúng hình thành nhân cách của mình. Tuy nhiên, không phải tất cả các bậc cha mẹ đều tuyệt vời và một số kiểu cha mẹ độc hại có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống của con cái họ.
  • Cảnh báo sáng xanh từ các thiết bị điện tử gây suy giảm thị lực ở trẻ

    Hiện nay, trẻ em tiếp xúc với điện thoại, máy tính bảng, tivi ngày càng nhiều, làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thị giác. Một trong những tác nhân nguy hiểm nhất là ánh sáng xanh từ màn hình điện tử.
  • Cha mẹ cần làm gì khi bé chậm nói ?

    Trẻ chậm nói là một trong những dạng chậm phát triển phổ biến nhất, xảy ra khi khả năng ngôn ngữ của trẻ không phát triển đúng với độ tuổi. Việc nhận biết và điều trị sớm tình trạng này giúp trẻ sớm cải thiện khả năng ngôn ngữ và giảm thiểu các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến trẻ về lâu dài
  • Tiết lộ: Trẻ đi học mẫu giáo ở độ tuổi này sẽ thông minh hơn

    Các nhà khoa học đã tìm ra độ tuổi lý tưởng để cho trẻ đi học mẫu giáo. Cha mẹ nên đưa con đi học mẫu giáo vào thời điểm để trẻ được học hỏi và phát huy tốt nhất các kỹ năng của bản thân.
  • Gợi ý cho bé những hoạt động thúc đẩy sự sáng tạo

    Chỉ cần cha mẹ định hướng đúng cách sự sáng tạo của trẻ là không giới hạn. Như một trang giấy trắng học cách nhận biết cuộc sống.