Hà Nội: Cô gái 25 tuổi có buồng trứng lõa hóa như 50, không thể có con

Cô gái trẻ 25 tuổi độc thâ, đang độ tuổi tận hưởng nốt thanh xuân rực rỡ thì hoàn toàn suy sụp khi nghe bác sĩ thông báo, buồng trứng đã lão hoá như phụ nữ mãn kinh, không thể có con.

Ở độ tuổi 25, Mai Hoa (Hà Nội) luôn nghĩ mình đang ở độ tuổi đẹp nhất cuộc đời, vóc dáng thanh xuân, sức khoẻ dồi dào. Cô cũng chưa có ý định kết hôn vì muốn tận hưởng nốt những ngày tháng thanh xuân rực rỡ.

Tuy nhiên vài tháng trở lại đây, cô thường xuyên thấy trong người khó chịu không rõ nguyên nhân. Đặc biệt, 3 tháng qua, cô không thấy kinh nguyệt. Lo sợ có bất thường, Hoa đến Trung tâm hỗ trợ sinh sản và công nghệ mô ghép, Bệnh viện ĐH Y Hà Nội thăm khám.

BS Nguyễn Phúc Hoàn chỉ định Hoa làm xét nghiệm AMH để đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng. Kết quả chỉ số AMH dưới 0,1 ng/mL, tương đương phụ nữ độ tuổi 50.

Mai Hoa 25 tuổi có khả năng sinh sản của buồng trứng tương đương phụ nữ độ tuổi 50

Khi nhận kết quả, cô gái trẻ rất sốc và tuyệt vọng. Cô cầu cứu bác sĩ xem có cách nào để có thể lấy được trứng trữ đông. Tuy nhiên khi tiêm kích trứng, buồng trứng vẫn không đáp ứng. BS Hoàn khuyên cô sau này có thể xin trứng để làm thụ tinh trong ống nghiệm.

BS Hoàn cho biết, ở độ tuổi của Hoa, chỉ số AMH phải từ 2,2 – 6,8 ng/mL. Nếu chỉ số này dưới 0,5, buồng trứng đã còn rất ít, khả năng đậu thai vô cùng khó khăn.

Theo BS Hoàn, độ tuổi phụ nữ mãn kinh dao động từ 40-50 tuổi, tuy nhiên không chỉ Hoa, thời gian qua có rất nhiều cô gái trẻ trong độ tuổi 20-30 đến khám và đều phát hiện suy buồng trứng, mãn kinh sớm không rõ nguyên nhân.

“Hầu hết các trường hợp này đến viện khám vì bị rối loạn kinh nguyệt, đột ngột mất kinh, vòng kinh ngắn bất thường chỉ còn 24-25 ngày, kết hôn mãi chưa có con hoặc đã có 1 con nhưng muốn sinh thêm con không được”, nữ bác sĩ chia sẻ.

Bác sĩ khuyên cô sau này có thể xin trứng để làm thụ tinh trong ống nghiệm

Ngoài ra cũng có những trường hợp tình cờ phát hiện ra bệnh khi đi khám phụ khoa.

ThS.BS Trịnh Thị Ngọc Yến, Trung tâm hỗ trợ sinh sản và công nghệ mô ghép chia sẻ thêm, trong quá trình làm hỗ trợ sinh sản từng gặp trường hợp nữ bệnh nhân Lan Hương ở Bắc Giang bị suy buồng trứng sớm khi mới 24 tuổi.

Cô kết hôn cách đây hơn 1 năm nhưng chưa có con. Cặp vợ chồng trẻ sốt ruột xuống Hà Nội kiểm tra. Trong khi chồng hoàn toàn bình thường thì chỉ số AMH của Hương chỉ còn 0,1, nang cơ sở chỉ còn 2, trong khi bình thường từ 15-20.

Theo BS Yến, trường hợp này thực hiện kích trứng cũng hầu như không mang lại kết quả vì vậy bác sĩ tư vấn bệnh nhân đi xin trứng để có cơ hội làm mẹ.

Với những phụ nữ bị suy buồng trứng sớm, hiện khoa học vẫn chưa tìm ra thuốc hay biện pháp can thiệp nào để điều trị.

Với những phụ nữ bị suy buồng trứng sớm, hiện khoa học vẫn chưa tìm ra thuốc hay biện pháp can thiệp nào để điều trị. Cách duy nhất để có thể mang thai là cần can thiệp hỗ trợ sinh sản càng sớm càng tốt trước khi những quả trứng cuối cùng bị lão hoá, suy thoái.

Do đó BS Hoàn khuyên các trường hợp không may mắc ung thư, có chỉ định xạ trị, hoá trị nên gửi đông trứng, đông phôi trước khi điều trị.

Những trường hợp còn trẻ nhưng kinh nguyệt bất thường, trong người có các biểu hiện như bốc hoả, da khô sạm, khô rát âm dạo… cần đi khám sớm để phát hiện tình trạng suy buồng trứng. Nếu có, cần dự trữ trứng ngay vì càng để lâu, trứng càng suy thoái cả về chất lượng và số lượng, khi đó làm thụ tinh IVF rất khó.

Với xét nghiệm đánh giá dự trữ buồng trứng AMH, bác sĩ chỉ cần lấy máu để xét nghiệm. Từ chỉ số AMH, dự kiến trong tương lai bác sĩ có thể tính được tuổi mãn kinh của phụ nữ.

BS Hoàn cũng khuyến cáo, tất cả phụ nữ muốn có con nên đi kiểm tra sức khoẻ trước khi mang thai để bác sĩ đánh giá chức năng buồng trứng.

Với những người trẻ, không nên phung phí sức khoẻ, cần xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh, tránh căng thẳng, ăn uống cân bằng, tập luyện đều đặn và hạn chế tiếp xúc với hoá chất.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng