Hậu quả của việc thiếu máu khi mang thai và sau khi sinh em bé

Lượng dự trữ sắt cơ thể của phụ nữ trước khi có thai thường thấp nên trong thời kỳ có thai, thiếu máu trở lên trầm trọng. Vậy bệnh thiếu máu khi mang thai gây ảnh hưởng tiêu cực đến mẹ bầu và chu sinh như thế nào?

Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng xảy ra khi hồng cầu bị giảm cả về số lượng và chất lượng do thiếu sắt hay nói cách khác là cơ thể bị thiếu máu vì không tổng hợp đủ hemoglobin do thiếu sắt.

Có ba giai đoạn thiếu sắt, được phân biệt bởi lượng sắt chức năng, sắt vận chuyển và sắt dự trữ. Theo đó Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng thiếu sắt nghiêm trọng, hạn chế quá trình tạo hồng cầu, xem mô phỏng dưới đây.

Thiếu máu làm tăng nguy cơ tử vong trong sinh nở

Các chuyên gia đã chứng minh rằng thai phụ bị thiếu máu có nguy cơ tử vong cao hơn trong thời kỳ chu sinh. Có gần 500.000 ca thai phụ tử vong trong lúc sinh hoặc sau khi sinh mỗi năm, phần lớn đều xảy ra ở các nước đang phát triển. Thiếu máu là nguyên nhân quan trọng hoặc duy nhất gây ra 20- 40% các ca tử vong như vậy.

Ở nhiều vùng, thiếu máu gần như là yếu tố duy nhất khiến các thai phụ tử vong, và làm các nguy cơ liên quan đến thai nghén và sinh nở gia tăng gấp 5 lần. Nguy cơ tử vong tăng lên đáng kể ở những thai phụ thiếu máu nặng. Tỷ lệ tử vong ở người mẹ chủ yếu đều liên quan đến mang thai và sinh con, trái ngược với các nước phát triển, tỷ lệ thai phụ tử vong và mắc bệnh thiếu máu gần như bằng không.

Thiếu máu ảnh hưởng đến hiệu suất trong quá trình mang thai và sinh nở

Những thai phụ thiếu máu do thiếu sắt sẽ có thai kì ngắn hơn so với những thai phụ không bị thiếu máu hoặc những thai phụ thiếu máu nhưng không thiếu sắt. Một nghiên cứu cho thấy rằng tất cả thai phụ bị thiếu máu đều có nguy cơ sinh non cao hơn so với thai phụ không bị thiếu máu. Các dạng thiếu sắt, thiếu máu có nguy cơ cao gấp đôi so với những người thiếu máu nói chung. Tuy nhiên, thiếu sắt ở những người không thiếu máu không có khác biệt so với những người không thiếu máu khác.

Việc sinh con đòi hỏi nhiều sức bền và sức mạnh thể chất (người bị thiếu máu quá nặng hầu như không có những điều này), những phụ nữ có sức khỏe tốt sẽ sinh con dễ dàng hơn và ít gặp các biến chứng trong quá trình sinh nở hơn so với thai phụ thiếu máu. Những thai phụ bị thiếu máu trầm trọng sẽ bị suy tim trong lúc sinh, một trong những nguyên nhân chính gây tử vong hàng đầu.

Bên cạnh những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh thiếu máu đối với sức khỏe của thai phụ trong thời kì mang thai, nếu không được chẩn đoán và điều trị, bệnh thiếu máu của mẹ sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và trẻ sau khi sinh.

Thiếu máu tác động đến khả năng lao động và sức khỏe chung của người mẹ

Mặc dù không có số liệu nào trực tiếp chỉ ra tác động của tình trạng thiếu máu và thiếu sắt lên khả năng hoạt động thể chất của thai phụ so với những thai phụ không bị thiếu sắt, nhưng rõ ràng cả nam và nữ khi bị thiếu máu đều không thể làm việc hiệu quả. Vì vậy, thiếu sắt trong khi mang thai chắc chắn ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ trong công việc và các hoạt động thường ngày.

Bệnh thiếu máu ở mẹ ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh như thế nào?

Các nguyên nhân của thiếu máu gây ra những kết cục thai kỳ không mong muốn đã rất rõ. Hơn nữa, các nghiên cứu cũng cho thấy nếu điều trị thành công thiếu máu do thiếu sắt và axit folic thì đều đạt kết quả tích cực, giảm nguy cơ sinh nhẹ cân và tử vong chu sinh.

Tình trạng nhẹ cân gây ra rất nhiều bất lợi cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nơi có tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, nhiễm trùng và tử vong đang tăng lên rõ rệt.

Trẻ sơ sinh cũng như người lớn, nếu thiếu máu do thiếu sắt làm thay đổi chức năng não, gây suy giảm khả năng tương tác giữa mẹ và con, và sau này trẻ có thể sẽ học hành rất kém. Một số bằng chứng cho thấy rằng, thiếu máu do thiếu sắt có thể gây ra cho trẻ các khuyết tật lâu dài về tinh thần và khả năng giao tiếp, suy giảm khả năng học tập của trẻ sau này.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.