Kiến thức cơ bản về trầm cảm sau sinh mẹ bầu cần biết

Trầm cảm sau sinh không phải là hiện tượng phổ biến nhưng để lại hậu quả rất lớn. Bởi vậy, các mẹ bầu nên tìm hiểu rõ về bệnh này để tránh những điều không mong muốn xảy ra

Trầm cảm sau sinh là một hiện tượng về rối loạn tâm lý. Tùy vào tình trạng bệnh mà mức độ gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh khác nhau.

Trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh là hiện tượng phụ nữ rối loạn tâm lý, cảm xúc hay có những suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi, buồn chán, lo lắng quá độ về cuộc sống. Những suy nghĩ cực đoan về mọi thứ luôn hiện diện trong suy nghĩ của người bệnh.

Bệnh lý này có các mức độ khác nhau như thoáng qua, nhẹ, vừa và nặng, có thể tự khỏi hoặc thậm chí không vượt qua được.

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh

Theo các chuyên gia tâm lý, sau khi sinh con cơ thể người phụ nữ hay bị rối loạn về nội tiết khiến cảm xúc trở nên nhạy cảm hơn, dễ mệt mỏi, cáu gắt và suy nghĩ tiêu cực.

Sự thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa dẫn đến tình trạng uể oải, dễ thay đổi cảm xúc bất thường. Từ những thay đổi ấy, cộng hưởng thêm những áp lực về chăm con, gia đình, tình cảm vợ chồng… khiến tâm lý người phụ nữ rơi vào trạng thái trầm cảm.

Ngoài ra, trầm cảm cũng có yếu tố di truyền từ gia đình như bố, mẹ đã từng bị.

Dấu hiệu nhận biết

Nếu bạn có những biểu hiện sau, hãy đến các cơ sở điều trị tâm lý để được tư vấn

1. Tâm trạng hay buồn bực, buồn vu vơ không có lý do, hay rơi vào trạng thái vô vọng, trống rỗng, không muốn làm gì.

2, Hay khóc, thậm chí tự nhiên bật khóc không vì điều gì.

3. Luôn cảm thấy bức bối trong người, thường xuyên cáu kỉnh, bồn chồn, hay lo sợ và sợ hãi.

4. Ngại tiếp xúc với người lạ, những người xung quanh, thậm chí thấy sợ con.

5. Không ăn ngon, ngủ kỹ, cơ thể xanh xao, mệt mỏi, không có sức sống.

6. Xuất hiện suy nghĩ làm hại bản thân hoặc hại con.

Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?

Đối với mỗi mức độ của bệnh sẽ có hậu quả khác nhau. Tuy nhiên, chỉ những ai trải qua bệnh lý này mới thấu hiểu được nỗi đáng sợ của nó.

Đối với bản thân người mẹ, trầm cảm sau sinh dẫn đến việc mất sữa, suy dinh dưỡng, tụt cân, ảnh thưởng đến sức khỏe cơ thể và sắc đẹp. Ngoài ra, khi tâm lý bất ổn sẽ khiến người bệnh trở nên bế tắc, suy nghĩ hoang tưởng dẫn đến có những hành vi lệch lạc.

Phụ nữ là hậu phương vững chắc chăm lo cho gia đình, khi bị bệnh sẽ không đủ tâm lý để quan tâm, chăm sóc con cái khiến không khí gia đình không được vui vẻ.

Rất nhiều trường hợp trầm cảm sau sinh đã có suy nghĩ tự tử hoặc đã làm hại con mình. Tuy chỉ là bệnh rối loạn tâm lý, nhưng các mẹ không nên chủ quan, hãy luôn giữ có mình một tinh thần lạc quan nhất có thể để bản thân và con cái sống vui, sống khỏe.

 

 

 

Nguồn : Sức khỏe 24h

  • Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về việc tăng cân quá nhiều nhưng con vẫn thiếu cân. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ không bị tăng cân quá mức, cần có một chế độ ăn uống đủ chất, đúng cách. Dưới đây là những nguyên tắc và thực phẩm giúp vào con mà không vào mẹ!
  • Một số mẹo chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh dễ thực hiện tại nhà

    Bệnh trĩ sau sinh gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như sức khoẻ của người mẹ. Lúc này điều trị nội khoa là phương pháp hữu hiệu nhất đối với mẹ cho con bú.
  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.