Làm thế nào để giá trị bản thân trở nên “đáng tiền” hơn?

Các bạn trẻ phần lớn thường tự cho rằng bản thân mình thực chất đang không có gì trong tay và họ thường tự ti nhiều giá trị trong vấn đề đó.

Khi bảo rằng “bản thân mình không có giá trị gì” thì thực ra họ không hề nói quá. Điển hình là các bạn sinh viên mới bước chân ra khỏi cánh cổng trường đại học, ngoài tấm bằng đại học ra thì bản thân họ chưa có kinh nghiệm hay các mối quan hệ vẫn dừng ở con số 0. Vậy làm thế nào để bản thân trở nên “đáng tiền” hơn trong con mắt của những nhà tuyển dụng hay chỉ đơn thuần là trong mắt của những người xung quanh họ?

1. Trả lời câu hỏi “Bạn là ai?”

Khi nghe đến câu hỏi này, chắc hẳn điều đầu tiên xuất hiện trong “bộ xử lí thông tin” của bạn chính là tên của mình. Điều đó cũng đúng thôi nhưng vấn đề ở đây không muốn đề cập đến những cái tên thân thương của bạn, mà chính là bạn thực sự là ai. Nghe có vẻ không có nghĩa lắm nhưng bạn chính là ai chỉ có bạn hiểu rõ nhất.

Mỗi cá nhân ta là một cá thể riêng biệt tập hợp bởi những tính cách rất riêng mà không thể pha lẫn được. Dù bạn và em bạn giống nhau như hai giọt nước nhưng bạn vẫn là bạn và em bạn vẫn là người khác mà thôi. Một cá thể đó định hình cho lối sống của riêng mình. Việc nhận thức được bản thân mình là ai trong cái vũ trụ rộng lớn này là điều vô cùng quan trọng bởi để hiểu rõ cách thức vận hành của thế giới này, trước hết, bạn phải hiểu rõ bản thân mình đã.

2. Nâng tầm các mối quan hệ xung quanh để bản thân giá trị

Giá trị bản thân là một trong những yếu tố nền tảng cốt lõi mà bất cứ ai muốn thành công cũng phải có. Giá trị bản thân sẽ giúp bạn phát triển các giá trị bên trong để có thể đứng vững trước những sóng gió của cuộc đời. Giá trị bản thân luôn tồn tại ổn định và không bị lay chuyển bất kể tác động từ bên ngoài ra sao. Giá trị bản thân trong cuộc sống khi đạt đến đỉnh cao, sẽ đem lại cho bạn cảm giác xứng đáng với những điều tốt đẹp. Đó có thể là cảm giác xứng đáng với sự hạnh phúc, khỏe mạnh, sự giàu có , thành công và tình yêu – bất kể những khó khăn, những thất vọng bạn gặp phải, hoặc ý kiến trái chiều ​​của mọi người.

Bạn là giá trị trung bình cộng của năm người mà bạn tiếp xúc gần nhất. Việc bạn có giá trị hay không cũng được đánh giá một phần dựa trên các mối quan hệ mà bạn đang sở hữu. Không có ý muốn nói rằng bạn chỉ nên tạo mối quan hệ với những người thành công và giàu có. Nhưng hãy nên chọn lựa để giao lưu một cách phù hợp với những người có giá trị mà bạn đang hướng đến.

3. Thương hiệu cá nhân xuất phát từ ngoại hình

Một ngoại hình chỉn chu luôn là một tấm danh thiếp đáng tin cậy cũng như một phiếu bảo hành đáng giá giúp các bạn gây ấn tượng lớn đến người đối diện. Không phải ngẫu nhiên mà các vị trí như chăm sóc khách hàng, sales hay bất cứ vị trí nào cần phải gặp mặt trực tiếp người ta thường yêu cầu là “ưu tiên ngoại hình khá”.

Khi đọc đến bài viết này trong các bài tuyển dụng, thường mọi người sẽ khá ngán ngẩm và cho rằng công ty đó chỉ tuyển những người xinh đẹp như hoa hậu còn mình thì lại chẳng có gì cả. Nói cách khác thương hiệu cá nhân là tất cả những gì mọi người nhìn nhận được ở bạn về ngoại hình, tính cách, nghề nghiệp và các giá trị mà bạn đóng góp được cho xã hội. Cách bạn ăn mặc, đi đứng, giao tiếp… sẽ dần hình thành nên thương hiệu cá nhân trong suy nghĩ của người khác.

Không phải ngẫu nhiên chúng ta sinh ra đều là một người tài giỏi hay biết rõ được ta là ai trong xã hội này. Vậy nên để bản thân trở nên “đáng giá” hơn trong mắt những người đối diện thì hãy bắt đầu bằng việc đầu tư về khoản trang phục lịch sự, phù hợp hay tác phong phải nhanh nhẹn, đúng giờ.

 

Nguồn : bau.vn