Lựa chọn ăn dặm với khoai tây cho trẻ, những lợi ích và lưu ý bạn cần biết

Ăn dặm với khoai tây là lựa chọn của nhiều cha mẹ đối với trẻ. Dưới đây là một số lưu ý và lợi ích đến từ thực phẩm này mà mẹ cần biết.

Ăn dặm là một hành trình bao gồm nhiều giai đoạn với những nguyên tắc khác nhau. Trong số đó việc lựa chọn thực phẩm và am hiểu về chúng là một điều vô cùng cần thiết. Khi cho trẻ ăn dặm với khoai tây mẹ cần lưu ý những gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Những lợi ích khi cho trẻ ăn dặm với khoai tây

Khoai tây là một thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ. Khoai tây chứa nhiều các khoáng chất và vitamin tốt cho sự phát triển của trẻ. Hàm lượng kiềm cao trong khoai tây giúp điều hòa axit trong cơ thể. Nó giúp thúc đẩy các lợi khuẩn phát triển và hoạt động tốt hơn. Đây là một tác dụng cực kì tốt đối với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh.

Ngoài những tác dụng trên, khoai tây còn có một lợi ích đó là bảo vệ lá gan khỏi những tổn thương do hóa chất. Các loại khoai tây, đặc biệt là khoai đỏ có chứa một chất gọi là athocyanin. Chất này giúp ngăn chặn virus cúm xâm nhập vào cơ thể. Chính vì thế đây là một thực phẩm rất tốt để tăng đề kháng, phòng cúm cho trẻ.

Ít người biết đến một lợi ích của khoai tây đó chính là bảo vệ da. Các vitamin C, enzyme và tinh bôt trong khoai tây góp phần nuôi dưỡng các mô da cơ thể. Đồng thời nó còn khử trùng, chữa bỏng và các vết côn trùng ở trẻ nhỏ.

Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm với khoai tây

1. Thời điểm thích hợp cho con ăn dặm với khoai tây

Khoai tây là một thực phẩm có nhiều ưu điểm, tốt cho trẻ. Tuy nhiên nó lại giàu calo, chính vì vậy trẻ trên 7 tháng tuổi mới bắt đầu nên sử dụng loại củ này. Mẹ nên lưu ý không đưa khoai vào chế độ ăn của con quá sớm, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

2. Chọn khoai tây phù hợp, đảm bảo an toàn

  • Khi chọn khoai tây mẹ cần lưu ý chọn những củ màu vàng nâu nhạt. Khi cào nhẹ lớp vỏ bên ngoài sẽ lột ra, khoai bên trong màu vàng.
  • Không nên mua khoai có vỏ bị trầy xước nhiều vì dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
  • Tránh chọn khoai tây đã mọc mầm hoặc có đốm xanh.
  • Không nên mua khoai tây có nhiều mắt đen, chấm đem hoặc nhiều nốt sâu, da nhăn sần sùi. Những củ này thường không ngon và ít chất dinh dưỡng hơn bình thường.
  • Khoai tây mua về phải để ở nơi khô mát, tránh cho tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời.
  • Ngoài ra, cũng không nên dự trữ khoai tây trong tủ lạnh hay trong ngăn đá hay những nơi ẩm ướt. Điều này sẽ khiến cho khoai tây mọc mầm, không tốt cho sức khỏe.

3. Chế biến khoai tây cho trẻ ăn dặm

Mỗi khi chuẩn bị chế biến khoai tây cho trẻ ăn dặm mẹ cần ngâm vào nước muối pha loãng 30 phút để loại bỏ các chất độc. Khoai tây phải được loại bỏ hoàn toàn vỏ, rửa thật sạch. Đặc biệt mẹ nên lưu ý lấy hết các mắt khoai và các phần thâm, sạm trước khi chế biến nhé!

Một điều mẹ cần lưu ý là chỉ nên hấp khoai tây rồi nghiền nhuyễn chứ không luộc. Khi luộc khoai các vitamin và khoáng chất dinh dưỡng trong khoai sẽ dễ bị mất và biến chất. Vì thế khoai tây cho trẻ ăn chỉ nên là khoai đã hấp chín chứ không đun sôi hoặc luộc.

Khoai tây có chứa lượng lớn tinh bột. Vì vậy mẹ không nên cho con ăn quá thường xuyên, liên tục. Mẹ hãy cho bé ăn một lượng ít, cách ngày. Ngoài ra nên ăn kèm với các loại rau củ quả khác để nấu cháo ăn dặm cho trẻ.

 

 

Nguồn : bau.vn