Mách bạn cách rặn đẻ không đau giúp sản phụ “vượt cạn” dễ dàng

Cơn đau gò tử cung là nỗi ám ảnh của nhiều bà mẹ. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách rặn đẻ sẽ khiến cơn đau dịu đi phần nào, em bé dễ dàng chào đời hơn.

Vào những tháng thai kỳ, bên cạnh việc vận động nhẹ nhàng thông qua các bài tập yoga, thì những động tác tập thở cũng giúp ích phần nhiều khi bạn sinh thường. Vậy cách rặn đẻ như thế nào là đúng, không mất sức? Những điều này được Bau.vn tổng hợp thông qua bài viết dưới đây.

Một số cách thở kết hợp với rặn đẻ để giúp mẹ “sinh nhàn”

1. Thở chậm

Khi bạn không thể nói chuyện giữa cơn co thắt, đó là lúc bạn nên bắt đầu thở chậm lại. Hãy:

  • Hít thở nhịp nhàng, chuẩn bị tinh thần cho cơn co thắt
  • Thở chậm, hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng
  • Tìm ra điểm cao trào khi cơn đau xuất hiện để có thể dồn sức đẩy em bé
  • Mỗi lần thở ra, cố gắng thả lỏng những bộ phận khác trên cơ thể

2. Thở gấp

Giai đoạn thứ hai, giai đoạn dữ dội nhất của quá trình chuyển dạ sẽ cần áp dụng hình thức thở gấp. Bạn chỉ nên sử dụng phương pháp thở này khi bác sĩ cho biết rằng cổ tử cung của bạn đã giãn ra hoàn toàn, nếu không có thể gây rách hoặc tổn thương khác.

  • Hít thở nhịp điệu và cố gắng hình dung em bé di chuyển qua ngả âm đạo
  • Tăng tốc độ thở của bạn khi cần thiết và phối hợp với các cơn gò
  • Khi bạn muốn rặn, hãy cúi đầu xuống đồng thời hóp cằm vào ngực. Cong người về phía trước và giữ hơi thở trong khi đẩy và từ từ thở ra
  • Kết thúc quá trình bằng 1 hơi thở sâu, dài.

Cách dặn đẻ không đau bạn nên tham khảo

Đầu tiên, để rặn đẻ thành công bạn cần chuyển sang tư thế phù hợp theo chỉ định của bác sĩ. Sau đó, bắt đầu rặn đều theo hướng dẫn của người hộ sinh, thường là 3 lần tương ứng với mỗi cơn co thắt tùy theo cảm nhận của bạn.

Tiếp theo, hãy chú ý đến hơi thở, hãy cố gắng hít 1 hơi sâu rồi mới tiến hành rặn. Lúc này, những cơn gò tử cung sẽ phối hợp với lực rặn của bạn để đẩy em bé theo ngả âm đạo ra ngoài. Để tránh việc bị mất sức, bạn hãy cố gắng hít thở giữa những cơn gò. Không phải lúc nào việc dồn lực trong 1 lần cũng đều có thể làm cho em bé ra đời ngay lập tức được.

Cuối cùng, cố gắng giữ cho ánh mắt nhìn tập trung vào rốn bởi tư thế này sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng tập trung sức mạnh cho việc rặn đẻ hơn.

Một số lưu ý trong cách rặn đẻ không đau

Trong giai đoạn này, các cơn co thắt của bạn phải đều đặn hơn những cơn co thắt trong quá trình chuyển dạ. Chúng vẫn kéo dài khoảng 60 đến 90 giây nhưng tần suất thường cách xa nhau hơn (thường là 2-5 phút) và mức độ có thể dữ dội hơn. Các mẹo nhỏ để bạn xác định đúng cơn gò tử cung gồm:

  • Đau đi kèm cảm giác co thắt
  • Cảm giác muốn rặn mãnh liệt
  • Áp lực ở phần trực tràng, xương chậu
  • Các cơn co thắt diễn ra rõ ràng
  • Dịch lỏng ra nhiều

Bên cạnh đó, ngay từ khi bước vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2, bạn nên chuẩn bị cho quá trình sinh nở của mình. Hãy đăng ký các lớp học tiền sản, yoga hoặc dành thời gian đi bộ nhẹ nhàng. Điều này giúp bạn có được sự hiểu biết cơ bản về thai kỳ, sinh nở cùng nền tảng sức khỏe tốt để vượt qua quãng thời gian vượt cạn vì việc rặn đẻ tốn rất nhiều sức lực. Ngoài ra, việc ăn uống đúng và đủ cũng giúp em bé lẫn mẹ đạt được cân nặng phù hợp, hỗ trợ em bé đi qua đường sinh của mẹ dễ dàng.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.