Mách mẹ sau sinh cách chăm sóc vết khâu ở tầng sinh môn mau lành

Sau sinh thường, việc chăm sóc vết khâu tầng sinh môn là điều nhiều mẹ quan tâm. Vậy chăm sóc làm sao để không bị nhiễm trùng và vết thương mau lành. Hãy cùng Bau.vn đi tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời cho mình nhé!

Đa số các chị em sinh thường đều phải rạch tầng sinh môn. Trong quá trình phục hồi sẽ gây cho mẹ nhiều khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt. Bởi vì vết khâu tầng sinh môn có thể khiến các mẹ bị đau.

Chưa kể bàng quang và âm đạo sưng tấy càng làm tăng thêm cảm giác khó chịu. Vì vậy, các mẹ cần chăm sóc vết khâu sau sinh cẩn thận để nhanh chóng hồi phục, liền sẹo và có thể sinh hoạt bình thường trở lại. Thông thường, vết rạch tầng sinh môn sau sinh sẽ hồi phục sau 7 đến 10 ngày.

Nhưng lại mất nhiều thời gian hơn để hồi phục hoàn toàn cho đến khi hết đau, khoảng từ 2 tháng đến 1 năm sau sinh. Phụ thuộc vào mức độ sâu của vết rạch tầng sinh môn.

Cách chăm sóc vết khâu sau sinh ở tầng sinh môn

– Dùng nước ấm khi tắm và đi tiểu

Sau sinh, các mẹ nên sử dụng nước ấm khi tắm và đi tiểu. Vì nước ấm có tác dụng làm dịu và hỗ trợ quá trình chữa lành vết thương. Các mẹ nên lau khô âm đạo sau khi đi vệ sinh bằng khăn giấy từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng.

– Chườm lạnh chỗ vết thương

Các mẹ cũng có thể chườm lạnh bằng  cục nước đá, bọc trong khăn hoặc vải. Điều này sẽ giúp mẹ giảm sưng và đau ở vùng ngực xung quanh vết khâu. Các chị em có thể chườm vài lần trong ngày.

– Thay băng thường xuyên

Các mẹ cần nhớ nên giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong thời kỳ hậu sản. Nên thay miếng lót trong khoảng từ 2 đến 4 tiếng để vết khâu tránh bị nhiễm trùng và nhanh lành.

Một lời khuyên dành cho các mẹ là nên dùng các loại băng không có mùi thơm để cân bằng độ pH. Ngoài ra, quần lót cũng giữ vai trò quan trọng giúp vùng kín luôn khô ráo. Nên chọn chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt.

– Tăng cường tiêu thụ chất xơ hoặc sử dụng thuốc nhuận tràng

Sau sinh các mẹ thường gặp phải tình trạng táo bón, khó đi đại tiện. Điều này có thể khiến vết thương bị ảnh hưởng như đau, chảy máu…

Để ngăn tình trạng này các mẹ nên tiêu thụ nhiều thực phẩm có chất xơ, rau củ quả và uống đủ nước. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể sử dụng thuốc nhuận tràng.

– Bài tập Kegel

Bài tập Kegel có thể giúp cải thiện lưu thông máu, củng cố vùng xương chậu. Các mẹ có tham khảo tập nhưng nên chọn các bài tập nhẹ nhàng.

– Nghỉ ngơi đầy đủ

Sau sinh các mẹ cần được nghỉ ngơi đầy đủ, vì vậy các mẹ nên nhờ sự hỗ trợ của người thân bạn bè để nhanh hồi phục sức khoẻ.

Các mẹ hãy tham khảo ngay những cách trên để vết thương mau bình phục và sức khoẻ nhanh phục hồi nhé!

Nguồn : bau.vn

  • Thực phẩm giúp mẹ bầu giảm ốm nghén dễ kiếm quanh nhà

    Ốm nghén là tình trạng phổ biến trong tam cá nguyệt đầu tiên, ảnh hưởng đến hơn 70% mẹ bầu. Tình trạng buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi không chỉ gây khó chịu mà còn làm mẹ lo lắng về dinh dưỡng cho thai nhi. Tin vui là một số thực phẩm quen thuộc, dễ tìm ngay tại chợ hoặc siêu thị có thể hỗ trợ giảm ốm nghén một cách tự nhiên và an toàn.
  • Súp lơ – Loại rau “vàng” mùa đông chứa vitamin C gấp 3 lần cam, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ là loại rau quen thuộc trong mỗi bữa ăn, súp lơ – đặc biệt là súp lơ xanh – được coi là “siêu thực phẩm” dành cho phụ nữ mang thai. Ít ai ngờ rằng loại rau này chứa lượng vitamin C cao gấp ba lần cam, đồng thời cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu như folate, chất xơ, vitamin K... giúp mẹ khỏe, con phát triển toàn diện, lại cực kỳ dễ chế biến và ngon miệng.
  • Lắng nghe cơ thể – cách nhận biết dấu hiệu mang thai sớm mà không cần thử que

    Có những tín hiệu nhẹ nhàng nhưng rõ ràng từ cơ thể báo hiệu rằng bạn có thể đang ở một hành trình đặc biệt – hành trình làm mẹ. Trước khi que thử thai hiện hai vạch, cơ thể đã gửi đến những “điểm báo” nhỏ mà nếu để ý bạn sẽ nhận ra. Bài viết dưới đây tổng hợp những dấu hiệu đáng tin cậy giúp bạn nhận biết thai kỳ sớm, ngay từ khi cảm xúc trong lòng còn rất mỏng manh.
  • Yoga giữa thai kỳ – Bí quyết giảm đau lưng và giữ dáng cho mẹ bầu

    Trong ba tháng giữa của thai kỳ, đau lưng là vấn đề phổ biến ở nhiều bà bầu. Thay vì chỉ tìm đến thuốc giảm đau, mẹ bầu có thể lựa chọn bộ bài tập yoga nhẹ nhàng, vừa giúp giảm căng cơ vùng lưng, vừa hỗ trợ sức khỏe tổng thể và duy trì vóc dáng.
  • Mẹ bầu ăn gì để da mịn, không sạm nám? 5 nhóm thực phẩm giúp “đẹp từ trong bụng”

    Nhiều mẹ bầu than phiền làn da trở nên xỉn màu, nổi mụn hoặc nám da trong thai kỳ. Thay vì phụ thuộc vào mỹ phẩm, một chế độ ăn uống khoa học có thể giúp cải thiện đáng kể vẻ ngoài của làn da từ bên trong. Dưới đây là những thực phẩm vàng giúp mẹ bầu vừa khỏe mạnh vừa giữ được làn da rạng rỡ, hồng hào suốt thai kỳ.
  • Mẹ bầu khó thở khi mang thai: trường hợp nào bất thường cần nhập viện?

    Mẹ bầu khó thở là một vấn đề sức khoẻ thường gặp trong những ngày thai kỳ. Thế nhưng có những trường hợp bất thường cần phải lưu ý dưới đây.