Mách mẹ thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi đầy đủ dinh dưỡng

Khi bé được 8 tháng tuổi, bữa ăn dặm đã trở thành bữa chính và có thể đan xen nhiều bữa phụ. Vì vậy, các mẹ cần tìm hiểu và chú ý đến thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi để bổ sung đầy đủ dưỡng chất.

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi rất quan trọng, bởi thời điểm này, hệ tiêu hóa của trẻ đã khá hoàn thiện và quen với việc ăn dặm. Do đó, một thực đơn cho bé ăn dặm đầy đủ dưỡng chất là rất quan trọng để bé có thể phát triển khỏe mạnh một một cách toàn diện.

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 8 tháng tuổi

Một thực đơn cho bé ăn dặm đầy đủ các loại dưỡng chất thiết yếu sẽ giúp bé có đầy đủ dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh một cách toàn diện và chóng lớn.

Khi bé được 8 tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng đã tăng lên đáng kể. Lúc này, mỗi ngày bé cần được cung cấp tối thiểu khoảng 500ml sữa/ngày cùng 3 bữa bột. Trong đó hàm lượng mỗi bữa ăn dặm là khoảng 200m.

Ngoài ra, ở giai đoạn này trẻ cũng bắt đầu biết lật, tập bò,tập đi. Do đó, trẻ cũng cần được đáp ứng đầy đủ 4 nhóm thực phẩm là protein, glucid, lipid, vitamin và khoáng chất…

Các mẹ cần lưu ý gì khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho trẻ 8 tháng tuổi?

Trong quá trình cho bé ăn dặm cũng như lên thực đơn, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Nên thay đổi thực đơn ăn dặm liên tục để trẻ không có cảm giác lười ăn cũng như kích thích vị giác, giúp bé ăn ngon hơn.

Không cho bé ăn nhiều đạm. Bởi, việc cung cấp quá nhiều đạm sẽ khiến trẻ đau bụng, khó tiêu và gây áp lực lên gan, thận.

Khi được 8 tháng tuổi, trẻ đã có khả năng ăn thô nhiều hơn. Do đó, mẹ không nên lạm dụng việc xay, nghiền nhuyễn thức ăn.

Không hâm lại cháo, thức ăn nhiều lần bởi việc này sẽ gây mất chất dinh dưỡng.

Khi cho trẻ ăn dặm, các mẹ cần lên lịch ăn sáng, ăn trưa và ăn tối một cách khoa học để giúp con làm quen với giờ ăn và cữ ăn. Nên cho bé ăn 2 – 3 bữa chính mỗi ngày và đan xen là bữa ăn nhẹ (có thể là hoa quả, váng sữa hoặc sữa chua…)

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 chuẩn dinh dưỡng

Cháo thịt bò súp lơ

Mẹ nên bổ sung chất xơ vào thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi giúp bé có đầy đủ dưỡng chất để phát triển

Ninh nhừ gạo thành cháo trên lửa nhỏ.

Thịt bò thái nhỏ, xay nhuyễn mịn. Súp lơ rửa sạch, đem băm nhỏ.

Khi cháo chín, đổ hỗn hợp thịt bò, súp lơ vào rồi khuấy đều. Tiếp tục đun trên lửa nhỏ khoảng 3 – 5 phút rồi tắt bếp, để cháo nguội, cho bé ăn.

Cháo thịt gà bí đỏ phô mai

Mẹ có thể cung cấp protein và đạm vào thực đơn cho bé ăn dặm bằng các loại thực phẩm như: Thịt gà, thịt heo, thịt bò, sữa, trứng…

Dùng nước luộc gà ninh cháo thật nhừ.

Bí đỏ rửa sạch, thái miếng nhỏ cho vào nấu cùng cháo. Khi bí đỏ chín, dùng thìa tán nhuyễn.

Thịt gà đã luộc chín đem xay nhỏ hoặc băm nhuyễn. Tiếp đến cho thịt vào nấu cùng cháo.

Đun nhỏ lửa đến khi chín thì cho thêm chút phô mai và muối. Có thể cho thêm ít rau thơm băm nhỏ để tăng mùi vị, giúp bé ăn ngon hơn.

Cháo trứng gà khoai lang

Thay đổi thực đơn ăn dặm giúp trẻ không có cảm giác lười ăn

Ninh cháo cho thật nhừ.

Khoai lang rửa sạch, hấp chín rồi nghiền nhuyễn. Trộn khoai lang với sữa khi còn nóng.

Sau đó cho khoai lang vào cháo, khuấy đều cho đến khi cháo và khoai lang quyện đều thì cho lòng đỏ trứng vào. Tiếp tục đun khoảng 1-2 phút rồi tắt bếp, để nguội, cho bé ăn.

Hi vọng với một số thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi trên đây, các mẹ bỉm sữa có thể xây dựng cho con một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng.

Nguồn : Sức khỏe 24h

  • Cha mẹ thông thái: Nắm bắt giai đoạn phát triển chiều cao để con phát triển tối ưu

    Chiều cao là yếu tố quan trọng không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn tạo tiền đề vững chắc cho sự tự tin và hình ảnh bản thân trong tương lai. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng hiểu rõ các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ để có thể hỗ trợ đúng cách. Việc bỏ lỡ những “cửa sổ vàng” tăng trưởng có thể làm giảm đi tiềm năng phát triển chiều cao tối đa của con.
  • Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối là chìa khóa để trẻ em phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, bên cạnh các nhóm chất dinh dưỡng chính như protein, chất béo, carbohydrate, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường bỏ qua vai trò quan trọng của các vi chất dinh dưỡng – “những người hùng thầm lặng” đối với sự tăng trưởng và miễn dịch của trẻ.
  • Tăng đề kháng cho con: Bắt đầu từ những ly sữa nhỏ mỗi ngày

    Đợi đến khi con ho, sốt, sổ mũi mới tìm cách tăng sức đề kháng là điều nhiều bậc phụ huynh hay mắc phải. Trong khi đó, chỉ với thói quen đơn giản như uống sữa đúng cách mỗi ngày, cha mẹ đã có thể giúp con xây dựng hàng rào miễn dịch vững chắc từ bên trong, giảm nguy cơ ốm vặt và hỗ trợ phát triển toàn diện.
  • Tiềm ẩn nhiều nguy hại của sữa giả: Mối đe dọa âm thầm cho sức khỏe cộng đồng

    Sữa – từ lâu đã được xem là nguồn dinh dưỡng “vàng” cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em đang lớn đến người già cần bồi bổ. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, sữa giả đang ngày càng tinh vi, len lỏi vào cả các kệ hàng quen thuộc mà người tiêu dùng khó nhận biết. Đằng sau vẻ ngoài “tưởng như thật” ấy là vô vàn rủi ro sức khỏe mà ít ai ngờ tới.
  • Chăm con 1 tuổi không khó nếu mẹ hiểu điều này về dinh dưỡng

    Bước sang mốc 1 tuổi, trẻ không chỉ bắt đầu tập đi, học nói mà còn chuyển dần từ chế độ ăn dặm sang ăn cùng gia đình. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, đặt nền tảng cho thói quen ăn uống và sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ trong tương lai. Vậy làm thế nào để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 1 tuổi? Dưới đây là hướng dẫn chi tiết dành cho cha mẹ.
  • Men vi sinh không hoàn toàn lành tính với trẻ nếu cha mẹ bỏ qua 3 điều này

    Men vi sinh (probiotics) ngày càng trở nên phổ biến trong chăm sóc sức khỏe đường ruột cho trẻ nhỏ. Không ít phụ huynh truyền tai nhau rằng chỉ cần bổ sung men vi sinh là bé sẽ hết rối loạn tiêu hóa, ăn ngon miệng, tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào men vi sinh cũng cần thiết và an toàn nếu dùng không đúng cách.Dưới đây là 3 điều quan trọng cha mẹ cần biết trước khi cho trẻ sử dụng men vi sinh.