Mẹ bầu cần tránh những loại trà này để không ảnh hưởng tới thai nhi

Rất nhiều người nghĩ rằng các loại trà khi sử dụng đều an toàn và có thể dùng một cách “thả ga” trong thai kỳ.

Tuy nhiên, bên cạnh những loại được khuyên dùng thì vẫn có những loại trà mà mẹ bầu cần phải tránh xa nếu không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe của cả bản thân và con yêu. Vậy đâu là những loại cần tránh? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết thêm nhé!

1. Trà xanh

Mặc dù trà xanh được xem là loại trà phổ biến nhất nhưng nó vẫn không tốt cho sức khỏe của bà bầu. Sở dĩ nói như vậy vì thành phần dồi dào caffeine chính là nhân tố gây cản trở việc hấp thụ axit folic.

2. Một trong các loại trà mẹ bầu nên tránh: Trà sả

Trong các loại thảo mộc kể trên thì sả và trà xanh là những loại không bị chống chỉ định hoàn toàn cho bà bầu. Tuy nhiên, trà củ sả cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại khôn lường nếu sử dụng không cẩn thận. Trong đó có thể kể đến là chứng hạ huyết áp và co bóp cổ tử cung.

3. Trà sâm

Đối với cơ thể, nhân sâm có mang lại rất nhiều lợi ích giúp bồi bổ và tăng cường thể lực. Nhưng trái lại nếu bà bầu dùng nhân sâm lại gây tác hại đối với sự phát triển của thai nhi, gây dị tật bẩm sinh, chảy máu khi sinh, tiêu chảy, rối loạn giấc ngủ, khô miệng, mất cân bằng lượng đường trong máu.

4. Trà rễ cam thảo

Tác dụng phụ của cam thảo có thể dẫn đến một số biến chứng đối với sức khỏe sinh sản. Trong cam thảo có hợp chất glycyrrhizin có thể gây căng thẳng cho thai nhi trong bụng, giảm chỉ số thông minh và gia tăng các vấn đề hành vi của trẻ sau này.

Ngoài ra việc mẹ bầu sử dụng nhiều trà cam thảo khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ như bất thường tinh hoàn đối với trẻ nam, rối loạn ống dẫn trứng đối với trẻ nữ.

5. Một trong các loại trà mẹ bầu nên tránh: Trà ma hoàng

Thành phần của ma hoàng là các alkaloid tự nhiên gồm ephedrine và các dẫn chất. Các chất này có thể khiến huyết áp tăng, nhịp tim tăng và kích thích cơ tử cung co bóp. Vì vậy nếu bà bầu uống trà ma hoàng sẽ cực kỳ nguy hiểm.

6. Trà hoa dâm bụt

Trà hoa dâm bụt có mùi vị rất thơm và mang lại tác dụng làm trẻ hóa cơ thể. Thế nhưng do trà này chiết xuất từ phần rễ cây có nguy cơ can thiệp vào nồng độ estrogen của cơ thể sẽ làm cản trở quá trình phát triển của phôi thai. Vì vậy, khi mang thai ở tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu nên tránh dùng trà cây dâm bụt.

7. Một trong các loại trà mẹ bầu nên tránh: Trà đương quy

Đương quy là loại thảo dược có thể gây kích thích tử cung và thường được chỉ định trong trường hợp giảm bớt các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt. Vì lý do này, cho nên đương quy bị chống chỉ định dùng cho phụ nữ mang thai.

8. Trà cohosh 

Trà corosh được phân chia thành nhiều loại nhưng phổ biến nhất là loại xanh và loại đen (còn gọi là thiên ma). Trà thiên ma có thể gây chuyển dạ sớm nên được khuyến cáo không sử dụng cho thai phụ.

9. Trà bạc hà hăng

Trà bạc hà hăng là một trong các loại trà thảo mộc đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều chỉnh các vấn đề kinh nguyệt. Thế nhưng, nó cũng được biết là có thể gây sảy thai và đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe của gan và thận.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.