Mẹ bầu nên ăn gì để vào con? Bật mí 10 bí quyết cực lợi hại mẹ nên biết

Thực đơn cho mẹ bầu luôn được ưu tiên hàng đầu. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để vào con? Cùng bau.vn đi tìm câu trả lời ngay dưới bài viết này nhé!

Trong những ngày thai kỳ, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, tăng cân là điều mà nhiều mẹ bầu không mong muốn vì sẽ làm mẹ thiếu tự tin về vẻ bên ngoài. Hơn thế cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh về tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp. Thật không dễ dàng chút nào. Thế nhưng mẹ đừng vội lo. Dưới đây, bau.vn sẽ mách các mẹ các nguyên tắc cũng như chế độ ăn uống khoa học hợp lý để mẹ bầu không tăng cân quá nhiều mà con vẫn phát triển đầy đủ. Cùng đi giải đáp câu hỏi: Mẹ bầu nên ăn gì để vào con thôi nào!

Bí quyết ăn uống cho bà bầu để “vào con mà không vào mẹ”

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu những ngày thai kỳ cần được chú trọng để chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể được cân đối nhất. Một số bí quyết, nguyên tắc sẽ giúp mẹ điều chỉnh chế độ ăn uống để vào con mà không vào mẹ.

1. Nên chia nhỏ bữa ăn-Mẹ bầu ăn gì để vào con

Nếu như thông thường một ngày, bữa ăn được chia theo 3 bữa: sáng-trưa-tối. Thay vào đó, phụ nữ mang thai nên để bữa ăn giãn ra, chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày để việc tiêu hoá và hấp thụ thức ăn diễn ra dễ dàng hơn. Mẹ bầu có thể chia thành 6 bữa/ngày nhé.

2. Định lượng khẩu phần ăn

Mẹ bầu nên lập một danh sách ghi chú để định lượng khẩu phần ăn của mình theo ngày, theo tuần. Mẹ cần phải chia các nhóm thực phẩm trong thực đơn ăn hằng ngày để các món ăn cân đối, không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng ở nhóm nào khác.

Cụ thể, khẩu phần ăn nên chia thành:

  • 50%  rau củ quả
  • 25% đạm ( gồm thịt, cá, trứng..)
  • 25% tinh bột (cơm, bánh mì, khoai, ngô, bún…)

3. Đa dạng hoá thực đơn-Mẹ bầu ăn gì để vào con

Bạn nên ăn đa dạng, phong phú các loại thực phẩm khác nhau để các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể được đầy đủ nhất. Có những món bạn không thích ăn lắm hoặc không hợp khẩu vị cũng nên bổ sung nếu nó tốt cho sức khoẻ. Cũng không nên ăn quá nhiều, liên tục một món ăn cố định nào cả cho dù bạn bị thèm, bị nghén món đấy đến đâu đi chăng nữa nhé. Nó thật sự không tốt cho sức khoẻ mẹ bầu đâu.

4. Ăn chậm, nhai kỹ

Mẹ bầu nên tạo cho mình thói quen nhai kỹ, ăn chậm. Điều này giúp mẹ cảm nhận được hương vị thơm ngon của thức ăn và tạo cảm giác no lâu, tránh bị nghẹn, bí bứ. Đồng thời thức ăn vì thế cũng dễ hấp thụ và tiêu hoá hơn.

5. Ăn sáng đủ chất, không bỏ bữa

Đôi khi vì bận rộn, không có nhiều thời gian hoặc nhiều khi không muốn ăn khiến mẹ bầu bỏ quên bữa ăn sáng. Trong khi đó bữa ăn sáng lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Không ăn sáng sẽ khiến mẹ không có năng lượng cho một ngày làm việc dẫn đến việc uể oải, mệt mỏi, chóng mặt và tụt đường huyết. Hơn thế còn dẫn đến tình trạng “no dồn đói ép”. Tức là khi bỏ bữa sáng, mẹ sẽ nhanh bị đói và ăn nhiều hơn vào bữa trưa. Điều này vô tình khiến mẹ bầu dễ tăng cân nhanh hơn.

6. Ưu tiên đồ luộc, hấp và tránh đồ ngọt, đồ ăn nhanh

Các món ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ rất dễ khiến bà bầu dễ tăng cân,chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi lại ít hơn. Do đó mẹ nên ưu tiên các món đồ luộc, hấp vừa giữ được hương vị ngọt tự nhiên, vị đặc trưng nguyên bản của đồ ăn vừa không sợ tăng cân.

Mẹ nên tránh các loại bánh kẹo ngọt, nước ngọt, đồ uống có ga, chất kích thích như rượu, bia, đồ ăn nhanh,… Đây là những thực phẩm không hề tốt cho sức khoẻ. Nếu không kiểm soát, ăn uống bừa bãi sẽ khiến mẹ bầu có thể béo phì, sau sinh khó lấy lại vóc dáng. Đồng thời còn tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh như: tiểu đường thai kỳ, bệnh tim mạch, tiền sản giật, ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ và em bé.

Do vậy, những bữa xế mà quá thèm đồ ăn vặt, mẹ có thể gia tăng nước ép, sinh tố hoặc nếu quá thèm thì cũng nên chọn các loại bánh ít calo, không ngọt nhiều. Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó,… cũng là một giải pháp giúp ngăn chặn cơn thèm ăn vặt nhưng vẫn tốt cho sức khoẻ, tạo cảm giác no lâu.

7.Mẹ bầu ăn gì để vào con: Hạn chế đường, muối, chất béo

Mẹ nên bổ sung chất béo từ dầu ăn thay vì mỡ động vật. Dầu oliu rất tốt cho sức khỏe lại không làm mẹ tăng cân nhiều. Bên cạnh đó mẹ cũng nên tập dần thói quen ăn không quá mặn, ăn ít đồ ăn nhiều đường nữa nhé.

8. Bổ sung nhiều rau xanh

Phụ nữ mang thai nên ăn các loại rau củ có màu xanh đậm (bông cải xanh, rau chân vịt, rau muống…), màu đỏ và vàng (ớt chuông, bí đỏ…) vì chứa nhiều vitamin, sắt, axit folic… rất tốt.

9.Uống đủ nước-Mẹ bầu ăn gì để vào con

Nước là lưu ý quan trọng đối với những ngày thai kỳ của bà bầu. Mẹ bầu mỗi ngày nên uống 2,5 – 3 lít nước trong đó có nước lọc, nước canh, nước ép, sữa,… để giúp cung cấp đủ nước ối khi sinh. Đồng thời nó còn giúp cung cấp độ ẩm cho da, giúp da dẻ luôn căng mịn. Hơn thế còn giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn, ốm nghén khi cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, đồng thời hạn chế táo bón thai kỳ.

Uống nước còn giúp duy trì cân nặng ổn định vì không tạo cảm giác no, ngăn chặn cơn thèm ăn.

10.Tập luyện thể dục thể thao đều đặn

Vận động thể dục thể thao nhẹ nhàng cũng là một bí quyết giúp mẹ bầu thêm khoẻ mạnh, hạn chế tăng cân, cơ thể không ì ạch.  Đi bộ, thiền, tập yoga sẽ giúp mẹ bầu ngủ ngon, cơ thể thoải mái hơn rất nhiều. Giữ được thói quen vận động nhẹ nhàng, đều đặn này, mẹ chắc chắn sẽ giữ được vóc dáng thon gọn ngay kể cả khi đang mang bầu.

Trên đây là những bí quyết mẹ bầu nên ăn gì để vào con không vào mẹ mà bau.vn muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng bài viết trên bổ ích với bạn.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về việc tăng cân quá nhiều nhưng con vẫn thiếu cân. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ không bị tăng cân quá mức, cần có một chế độ ăn uống đủ chất, đúng cách. Dưới đây là những nguyên tắc và thực phẩm giúp vào con mà không vào mẹ!
  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.