Mẹo hay giúp việc đi tiêm không còn là nỗi ám ảnh của bé, đặc biệt không đau, không khóc

Rất nhiều trẻ nhỏ sợ tiêm, mỗi lần trẻ đi tiêm đều gào khóc, quấy vì sợ đau. Điều này khiến cha mẹ đau đầu, Bau.vn chỉ mẹ mẹo hay này nhé, đảm bảo bé ngoan ngoãn và không còn ám ảnh về việc này nữa.

Trẻ đi tiêm là điều không thể tránh khỏi, có thể là đi tiêm phòng hoặc điều trị bệnh. Tuy nhiên, đi tiêm là nỗi sợ của hầu hết trẻ nhỏ, khiến bé không chịu hợp tác. Đừng lo, dưới đây là các mẹo giúp bé vượt qua nỗi sợ.

Cách giúp trẻ sơ sinh đi tiêm không đau

Trẻ sơ sinh chưa nhận thức được việc đi tiêm sợ như thế nào nên chưa hình thành được phản xạ. Chính vì thế, điều quan trọng là tư thế bế trẻ của phụ huynh khi đưa trẻ đi tiêm để giảm đau cho bé.

Khi tiêm, các mẹ nên ôm bé thẳng đứng, cho bé bú trước, trong và sau tiêm sẽ giúp bé giảm đau rất tốt. Nếu không thể cho bé bú thì bạn cho trẻ uống 1 chút nước cũng giúp trẻ đi tiêm không đau.

Mẹo cho trẻ đi tiêm đã biết đi

Ở độ tuổi biết đi, trẻ đã nhận thức và có thể bị ảnh hưởng tâm lý từ những nỗi sợ. Đặc biệt, trẻ hình thành phản xạ với những nỗi sợ nên độ căng thẳng càng cao.

Để giải quyết tình trạng này, trước khi đi tiêm vài ngày, các mẹ nên nói tác dụng về việc đi tiêm như giúp con khỏe mạnh hơn, thông minh hơn… không nên đề cập đến vấn đề đau. Trong lúc tiêm, bạn có thể trò chuyện cùng bé hoặc đứa bé cầm 1 đồ vật gì phân tán sự chú ý của bé.

Đối với trẻ đã đi học

Đây là độ tuổi trẻ đã nhận thức được việc đi tiêm là như thế nào? Vì thế, cha mẹ cần giải thích cho bé nghe lợi ích của việc đi tiêm và an ủi bé bằng những câu ngọt ngào. Không nên quát mắng hoặc cố ép trẻ, như thế sẽ dễ tạo thành ám ảnh tâm lý. Đặc biệt, hãy hứa cho bé một phần quà sau khi tiêm xong như cùng đi ăn kem, mua truyện, mua đồ chơi… để bé có động lực và cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

Đối phó với trẻ sợ tiêm

Nếu áp dụng hết những mẹo trên mà bé vẫn không chịu hợp tác, bạn hãy giao phó con cho bác sĩ. Tâm lý trẻ thường nhõng nhẽo hơn khi có bố mẹ ở bên cạnh. Khi chỉ có bé với bác sĩ, bé sẽ ngoan ngoãn nghe lời và hợp tác hơn nhiều.

Chăm sóc trẻ sau khi tiêm

Sau khi tiêm, bạn cần để trẻ ở lại bệnh viện ít nhất 30 phút để xem cơ thể có phản ứng bất thường gì với thuốc không.

Ở những trẻ cơ địa nhạy cảm, vết tiêm có thể bị sưng đỏ, nổi cục cứng nhưng mẹ không cần quá lo lắng, hiện tượng này sẽ tự biến mát sau 6 – 8 tiếng. Lúc này, mẹ cần chườm mát lên vết tiêm của trẻ (không chườm nóng) để giảm đau, cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn, mặc đồ thoáng.

Nếu trẻ bị sốt nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, dễ thoát nhiệt.

Cho trẻ bú nhiều sữa mẹ hơn hoặc uống nhiều nước để cơ thể hạ nhiệt.

Tốt nhất sau khi tiêm, bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A để góp phần tăng cường sức đề kháng. Từ đó làm giảm nhẹ những tác dụng phụ của trẻ khi đi tiêm. Bạn có thể ưu tiên các món dễ ăn, dễ nuốt như cháo và soup để hệ tiêu hóa của bé dễ dàng tiêu thụ được thức ăn.

Sau khi tiêm về, mẹ không nên cho con ăn thực phẩm có chất béo bão hòa, đường, đồ ngọt… Vì những món này có thể làm chất lượng giấc ngủ bị đảo lộn, áp lực hệ tiêu hóa tăng lên, các phản ứng sau tiêm chủng của trẻ phục hồi lâu hơn. Với những tác hại kể trên, mẹ nên hạn chế hoặc tốt nhất là bỏ qua những món chứa nhiều chất béo bão hòa và đường nhé.

Những mẹo trên sẽ giúp bạn xóa bỏ nỗi sợ khi đi tiêm của trẻ, cũng như giúp bé dễ chịu hơn khi đi tiêm về.

 

Nguồn : bau.vn

  • Cha mẹ thông thái: Nắm bắt giai đoạn phát triển chiều cao để con phát triển tối ưu

    Chiều cao là yếu tố quan trọng không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn tạo tiền đề vững chắc cho sự tự tin và hình ảnh bản thân trong tương lai. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng hiểu rõ các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ để có thể hỗ trợ đúng cách. Việc bỏ lỡ những “cửa sổ vàng” tăng trưởng có thể làm giảm đi tiềm năng phát triển chiều cao tối đa của con.
  • Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối là chìa khóa để trẻ em phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, bên cạnh các nhóm chất dinh dưỡng chính như protein, chất béo, carbohydrate, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường bỏ qua vai trò quan trọng của các vi chất dinh dưỡng – “những người hùng thầm lặng” đối với sự tăng trưởng và miễn dịch của trẻ.
  • Tăng đề kháng cho con: Bắt đầu từ những ly sữa nhỏ mỗi ngày

    Đợi đến khi con ho, sốt, sổ mũi mới tìm cách tăng sức đề kháng là điều nhiều bậc phụ huynh hay mắc phải. Trong khi đó, chỉ với thói quen đơn giản như uống sữa đúng cách mỗi ngày, cha mẹ đã có thể giúp con xây dựng hàng rào miễn dịch vững chắc từ bên trong, giảm nguy cơ ốm vặt và hỗ trợ phát triển toàn diện.
  • Tiềm ẩn nhiều nguy hại của sữa giả: Mối đe dọa âm thầm cho sức khỏe cộng đồng

    Sữa – từ lâu đã được xem là nguồn dinh dưỡng “vàng” cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em đang lớn đến người già cần bồi bổ. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, sữa giả đang ngày càng tinh vi, len lỏi vào cả các kệ hàng quen thuộc mà người tiêu dùng khó nhận biết. Đằng sau vẻ ngoài “tưởng như thật” ấy là vô vàn rủi ro sức khỏe mà ít ai ngờ tới.
  • Chăm con 1 tuổi không khó nếu mẹ hiểu điều này về dinh dưỡng

    Bước sang mốc 1 tuổi, trẻ không chỉ bắt đầu tập đi, học nói mà còn chuyển dần từ chế độ ăn dặm sang ăn cùng gia đình. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, đặt nền tảng cho thói quen ăn uống và sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ trong tương lai. Vậy làm thế nào để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 1 tuổi? Dưới đây là hướng dẫn chi tiết dành cho cha mẹ.
  • Men vi sinh không hoàn toàn lành tính với trẻ nếu cha mẹ bỏ qua 3 điều này

    Men vi sinh (probiotics) ngày càng trở nên phổ biến trong chăm sóc sức khỏe đường ruột cho trẻ nhỏ. Không ít phụ huynh truyền tai nhau rằng chỉ cần bổ sung men vi sinh là bé sẽ hết rối loạn tiêu hóa, ăn ngon miệng, tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào men vi sinh cũng cần thiết và an toàn nếu dùng không đúng cách.Dưới đây là 3 điều quan trọng cha mẹ cần biết trước khi cho trẻ sử dụng men vi sinh.