Nhau bám thấp là gì?
Khi trứng đã được thụ tinh tạo thành hợp tử bám vào tử cung và dần hình thành nên nhau thai. Tuy nhiên nếu hợp tử này không di chuyển và vẫn “cư trú” ở phía dưới tử cung thì sẽ có hiện tượng nhau thai bám thấp.
Khi đi siêu âm trong tam cá nguyệt đầu tiên mẹ sẽ được bác sĩ thông báo về tình trạng này. Bắt đầu từ tuần thai thứ 20, thai phụ có thể biết được tình trạng nhau bám thấp của mình nếu phát hiện ra huyết khi đi vệ sinh. Nhưng có rất nhiều trường hợp không có dấu hiệu này.
Hiện tượng nhau bám thấp mặt sau
Nhau bám mặt sau (bám ở phía sau thành tử cung). Đây là một trong những vị trí an toàn và không có vấn đề gì đáng lo ngại. Khi nhau bám thấp mẹ cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để có thai kỳ an toàn.
Nhau bám thấp: Mẹ bầu và thai nhi phải đối mặt với nguy cơ nào?
Mẹ bầu
-
Thiếu máu: Mẹ bầu có nhau bám thấp thường có thể bị chảy máu nhiều trong suốt thời gian mang thai, dẫn đến gia tăng nguy cơ thiếu máu thai kỳ. Điều này làm tăng nguy cơ sinh non, thai nhi chậm phát triển nếu chẳng may mẹ bị thiếu máu nặng.
-
Xuất huyết khi sinh: Khi chuyển dạ, nhau thai có thể bóc tách sớm làm cho người mẹ bị mất máu nhiều, có thể dẫn đến tử vong. Trường hợp nhau thai bám gần cổ tử cung (nhau tiền đạo), sau khi sinh nhau bị bóc tách khiến cổ tử cung bị hở, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trường hợp băng huyết nặng có thể phải cắt bỏ tử cung.
-
Gia tăng nguy cơ sinh mổ: Nhiều mẹ bầu có nhau bám thấp được bác sĩ chỉ định sinh mổ hoặc nhập viện sớm để theo dõi nhằm hạn chế mức thấp nhất các tai biến sản khoa có thể xảy ra.
Đối với thai nhi
-
Thai chậm phát triển: Trường hợp mẹ bị thiếu máu do nhau bám thấp gây ra, thai nhi có nguy cơ phát triển chậm trong tử cung, thậm chí là suy thai.
-
Sinh sớm: Trường hợp mẹ bị ra máu quá nhiều, các bác sĩ có thể chỉ định sinh sớm bằng phương pháp mổ lấy thai. Trẻ sinh non tháng có thể gặp các vấn đề sức khỏe như suy hô hấp, cân nặng khi sinh thấp.
-
Ngôi thai không thuận: Có nhiều ý kiến cho rằng bánh nhau thai bám thấp có thể là một trong những nguyên nhân khiến ngôi thai không thuận (thai ngôi mông hay ngôi ngang). Nguyên do nhau bám thấp làm cản trở việc thai nhi quay đầu về vị trí thuận.
Cách điều trị nhau thai bám thấp
Các bác sĩ sẽ quyết định điều trị tình trạng nhau thai bám thấp dựa trên: lượng máu bị chảy, độ tuổi cùng sức khỏe của thai nhi, vị trí bám của nhau thai và em bé. Yếu tố lượng máu bị chảy là yếu tố chính để các bác sĩ đề ra phương án điều trị thích hợp, cụ thể như sau:
Không chảy máu hoặc chảy rất ít
Đối với các trường hợp nhau thai bám thấp nhưng không gây chảy máu hoặc chảy máu rất ít, bác sĩ thường sẽ đề nghị mẹ bầu nghỉ ngơi tại giường, chỉ đứng và ngồi khi thật cần thiết.
Ngoài ra, bác sĩ cũng yêu cầu bạn tránh quan hệ tình dục và vận động thể chất. Nếu nhận thấy dấu hiệu chảy máu trong thời gian này, bạn nên đến bệnh viện để được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.
Chảy máu nặng
Trường hợp mẹ bầu bị chảy máu nặng, bác sĩ thường chỉ định cho nhập viện để tiện theo dõi và chăm sóc sức khỏe kịp thời. Tùy thuộc vào lượng máu bị mất mà mẹ bầu có thể cần truyền máu. Trong một số trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ cho mẹ bầu dùng thuốc để ngăn ngừa tình trạng chuyển dạ sớm.
Trường hợp mẹ bầu bị chảy máu nặng, thai nhi đạt 36 tuần tuổi, các bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Trường hợp được chỉ định sinh sớm, bé cưng có thể phải tiêm corticosteroid để tăng tốc độ phát triển phổi.
Chảy máu không kiểm soát
Trường hợp nhau bám thấp khiến mẹ bầu bị chảy máu không kiểm soát được, bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ khẩn cấp.
Nguồn : Sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/nhai-bam-thap-me-bau-kho-sinh-thuong-va-de-nguy-hiem-den-thai-nhi-a185610.html