Những chiếc bông tắm có thật sự tốt như bạn thường nghĩ?

Bên cạnh các công dụng như massage, tẩy tế bào chết hay làm sạch da thì bông tắm cũng có những mặt hại mà có thể bạn chưa biết.

Không phải tự nhiên mà các bác sĩ lại khuyên rằng không nên sử dụng bông tắm. Các dụng cụ hỗ trợ tắm hiện rất phổ biến với mọi người. Bọt biển, xơ mướp hay miếng tẩy da chết bên cạnh tác dụng làm sạch cũng có nhiều mặt hại. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một số lưu ý khi sử dụng dụng cụ này.

Bông tắm có thật sự cần thiết?

Theo Bác sĩ J. Matthew Knight (Orlando, Mỹ) thì công dụng của bông tắm là loại bỏ da chết trên cơ thể. Tuy nhiên các tế bào chết nằm trên bề mặt bông tắm sẽ trở nên nấm mốc. Chính những vi khuẩn nấm mốc đó sẽ xâm nhập lại làn da của chúng ta.

95% các chuyên gia da liễu cho rằng việc sử dụng bông tắm là không cần thiết. Túi bông là nơi chứa đựng rất nhiều vi khuẩn. Do kết cấu lỗ nhỏ tạo bọt và thường xuyên ẩm ướt, đây là nơi vi khuẩn dễ sinh sôi. Các vi khuẩn trên bông đa dạng về chủng loại. Chúng sinh sôi rất nhanh và có sức sống lâu.

Khi sử dụng bông tắm mỗi ngày, chúng ta đã vô tình đưa các vi khuẩn và nấm mốc lên trên bề mặt. Sẽ rất nguy hiểm nếu làn da bị nhiễm trùng bởi các vi khuẩn này. Với môi trường lí tưởng ở nhà tắm, chúng tích tụ và phát triển gây hại cho sức khỏe.

Một số hậu quả

Da là nơi trực tiếp tiếp xúc với các chất bẩn và vi khuẩn. Một làn da không được chăm sóc đúng cách sẽ gây tổn hại đến sức khỏe. Một số tác hại của bông tắm:

  • Vi khuẩn acinetobacter trong bông gây hiện tượng viêm nhiễm, nấm ngứa ngoài da. Trong khi đó vi khuẩn candida lại gây kích ứng, sưng đỏ trên làn da của bạn.
  • Sau khi cạo râu nếu sử dụng loại dụng cụ này, vi khuẩn sẽ dễ dàng len lỏi vào các vết cắt gây nhiễm trùng da.
  • Các vết thương hở sau khi tiếp xúc với vi khuẩn, nấm men trong bông sẽ bị nhiễm trùng, uốn ván.
  • Bông tắm chất liệu cứng làm xước, tróc da.

Giải pháp cho bạn

Nhìn chung loại dụng cụ tắm này vẫn có một số tác dụng nhất định. Để tránh các hậu quả trên, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Thay bông tắm thường xuyên: Đừng ngại thay những chiếc bông tắm đã cũ. Nếu chiếc bông đã có dấu hiệu nấm mốc và có mùi, thay vì vệ sinh hãy lập tức thay bằng một chiếc mới.
  • Vệ sinh sau khi sử dụng: Nhà tắm cùng với môi trường ẩm ướt rất dễ làm lây lan vi khuẩn. Theo Dược sĩ Straw Senda (Hiệp hội Y khoa Trung ương Pháp), không gian phòng tắm thoáng mát sẽ làm hạn chế vi khuẩn. Sau khi sử dụng bạn nên làm khô bông tắm, phơi ở nơi sạch sẽ có ánh nắng. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng lò vi sóng để làm sạch nó (tránh các loại làm từ nhựa tổng hợp).
  • Chọn bông chất liệu tốt: Bạn nên ưu tiên sử dụng những dụng cụ tắm sở hữu sợi ni lông cao. Các loại bông làm từ tự nhiên như xơ mướp, bọt biển…là một lựa chọn.

Nguồn : bau.vn