Những dấu hiệu “kỳ lạ” nói lên chỉ số IQ cao của trẻ, nghiên cứu từ đại học Harvard

Đại học Harvard đã tiến hành một số nghiên cứu và phát hiện ra rằng những đứa trẻ thành công sẽ có 3 điều "kỳ quặc" này khi còn nhỏ.

Hầu hết các phụ huynh rất coi trọng việc học hành của con cái. Ai cũng mong muốn con mình thành đạt, có cuộc sống hạnh phúc. Trên thực tế, nếu cha mẹ quan sát kỹ hơn sẽ thấy rằng những đứa trẻ nổi bật luôn có rất nhiều điểm chung. Mỗi đứa trẻ đều có những tài năng riêng. Đại học Harvard đã tiến hành một số nghiên cứu khoa học về giáo dục trẻ em. Họ phát hiện ra rằng 3 dấu hiệu sau đây báo hiệu IQ cao của trẻ:

1. Ném đồ đạc liên tục chứng tỏ IQ cao của trẻ

Một số trẻ 2-3 tuổi rất thích ném đồ đạc, nhặt lên, trẻ lại ném xuống khiến nhiều bố mẹ tức giận. Thậm chí cho rằng trẻ đang cố tình chống lại mình. Thực ra hành vi ném đồ là do trẻ đang cố gắng nhận biết thế giới bằng đôi tay của mình.

Hành động ném đồ của trẻ dưới 3 tuổi không chỉ góp phần phát triển sức mạnh cánh tay, phối hợp tay mắt mà còn thúc đẩy sự phát triển về nhận thức, tư duy, khả năng tập trung và quan sát của trẻ.

Cha mẹ hãy hiểu rằng, việc ném đồ cũng thể hiện con có chỉ số thông minh cao. Do vậy, thay vì đánh mắng trẻ, hãy thông cảm với con và có thể chơi cùng con. Hãy chỉ rõ cho con những đồ con có thể ném. Cùng với đó nên hướng dẫn con thu gọn đồ đạc sau khi đã bày bừa.

2. Trẻ hỏi nhiều và thích nói “không” chứng tỏ chỉ số thông minh cao

Trong cuộc sống, trẻ luôn có những câu hỏi và yêu cầu kỳ lạ. Trẻ sẽ ngày càng tò mò về thế giới. Sẽ không ít lần cha mẹ sẽ cảm thấy phiền khi trẻ liên tục đặt câu hỏi thắc mắc như:

– “Mẹ ơi, cái này là cái gì?”

– “Tại sao cánh bướm to mà thân lại nhỏ?”

Điều này cho thấy chỉ số thông minh của bé có xu hướng cao hơn những đứa trẻ khác. Những đứa trẻ có trí tò mò sẽ có khả năng ngôn ngữ mạnh mẽ hơn. Khả năng tư duy của bé cũng nhanh hơn các đứa trẻ khác. Khả năng quan sát và diễn đạt tuyệt vời sẽ giúp trẻ xử lý vấn đề phát hiện tốt hơn.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những đứa trẻ thường nói “không”, biết từ chối sẽ có chỉ số IQ cao hơn nhiều so với các bạn cùng lứa tuổi. Không chỉ hay tò mò, chúng còn quyết đoán, có những suy nghĩ logic và ý tưởng riêng. Điều đáng quý hơn là khi trẻ can đảm bày tỏ ý kiến của riêng mình. Điều này sẽ có lợi ích cho sự phát triển của cuộc sống mai sau.

3. Trẻ biết tập trung vào một số việc đơn giản

Một dấu hiệu khác của trẻ có IQ cao đó là sự tập trung. Biểu hiện thông qua một số việc làm đơn giản như: Nghiêm túc ngồi xổm trên mặt đất để xem kiến. Trẻ xây dựng các khối đồ chơi trong một thời gian dài liên tiếp, có thể tự chơi một mình,…

Những đứa trẻ tập trung làm việc có sự chú ý ổn định, bởi chú ý là một phần quan trọng của trí thông minh và IQ. Nó cũng là điều kiện cần cho các yếu tố thông minh khác như quan sát, trí nhớ và trí tưởng tượng.

Montessori có một câu nói nổi tiếng: “Trừ khi được trẻ mời, cha mẹ đừng bao giờ làm phiền con”. Hầu hết những đứa trẻ đều bị thu hút, thích khám phá những điều mới, do đó khi trẻ tập trung làm điều gì đó, cha mẹ đừng nên giục con dừng ngay việc mình đang làm, cũng đừng làm phiền trẻ. Hãy ở bên cạnh hướng dẫn hoặc chơi cùng với trẻ để tạo điều kiện cho con phát triển tốt hơn.

Nguồn : bau.vn

  • Sôcôla và sức khỏe răng miệng trẻ: Ngọt miệng, hại răng?

    Sôcôla là món khoái khẩu của nhiều trẻ em nhờ vị ngọt ngào, béo ngậy. Tuy nhiên, đằng sau những viên kẹo hấp dẫn là mối nguy hại tiềm ẩn đối với sức khỏe răng miệng, đặc biệt là men răng và nướu – hai yếu tố quan trọng giúp bảo vệ hàm răng đang phát triển của trẻ.
  • Bác sĩ dinh dưỡng cảnh báo: Nhiều cha mẹ bỏ sót dưỡng chất quan trọng khi con dậy thì

    Tuổi dậy thì là giai đoạn “vàng” để trẻ phát triển mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ và cảm xúc. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm cơ thể trẻ có nhu cầu dinh dưỡng tăng cao hơn bình thường. Nếu không được bổ sung đúng và đủ dưỡng chất, trẻ có thể đối mặt với nhiều vấn đề như chậm phát triển chiều cao, dễ mệt mỏi, nổi mụn, rối loạn nội tiết hoặc rối loạn kinh nguyệt.Dưới đây là 6 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng nhất mà cha mẹ cần đặc biệt chú ý trong thực đơn hằng ngày của trẻ dậy thì:
  • Cha mẹ nên biết: 10 thực phẩm phổ biến có thể gây hại cho trẻ nhỏ

    Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ em. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, nhiều loại thực phẩm tiện lợi, bắt mắt lại đang âm thầm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là 10 loại thực phẩm mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên cho trẻ em ăn thường xuyên để tránh nguy cơ béo phì, rối loạn tiêu hóa, suy giảm miễn dịch và các bệnh mãn tính về lâu dài.
  • Những kiến thức phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ tại nhà hiệu quả

    Bài viết dưới đây của Bau.vn là những kiến thức phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ ngay tại nhà hiệu quả dành. Bố mẹ hãy lưu ngay lại nhé!
  • Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Trong hành trình nuôi dạy con, giao tiếp không đơn thuần là trao đổi thông tin mà còn là sợi dây kết nối cảm xúc giữa cha mẹ và con cái. Nhiều bậc phụ huynh thường than phiền: “Con không chịu nói chuyện với mình”, “Con chỉ thích nói chuyện với bạn bè”... Nhưng ít ai biết rằng, để trẻ mở lòng, điều quan trọng không nằm ở việc hỏi, mà ở cách chúng ta lắng nghe.Dưới đây là những bí quyết vàng từ các chuyên gia tâm lý – giáo dục giúp cha mẹ giao tiếp với con hiệu quả và đầy yêu thương:
  • 3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    Tình yêu thương con cái là bản năng tự nhiên của cha mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự chia sẻ toàn bộ cảm xúc, lo toan hay áp lực cũng là điều tốt. Cha mẹ thông minh là những người biết giữ lại một phần cho riêng mình, để bảo vệ tuổi thơ và tâm hồn non nớt của con. Dưới đây là 3 điều cha mẹ nên "giấu" con, không phải vì thiếu trung thực, mà là để yêu thương con một cách trưởng thành và lành mạnh hơn.