Thiếu máu không nên ăn gì là câu hỏi của nhiều người đặt ra, bởi tình trạng thiếu máu phổ biến ở nhiều người, nhiều độ tuổi khác nhau.
1. Thiếu máu không nên ăn gì- Thực phẩm chứa Axit oxalic
Axit oxalic là một axit hữu cơ tương đối mạnh, có thể phản ứng với canxi trong máu hay trong mô thành kết tủa oxalat canxi. Vì vậy, những thực phẩm chứa nhiều axit oxalic được khuyên không nên sử dụng cho người bệnh thiếu máu.
Trong một số trường hợp, thực phẩm chứ axit oxalic sẽ cản trở sợ hấp thụ sắt.
Những thực phẩm có chứa nhiều axit oxalic như khế, hồ tiêu, mùi tây, rau dền, rau bina, củ cải đường, cacao, socola, động phậu.
2. Những thực phẩm chứa Tannin
Tannin là chất tự nhiên xuất hiện nhiều trong các thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Đối với những người bị bệnh thiếu máu thì những thực phẩm chứa tannin không nên nằm trong danh sách ăn uống. Bởi, khi đưa vào cơ thể
Thực phẩm chứa tannin bạn nên tránh: trà, cà phê, rượu vang, nho, bắp, quả hồng, bắp chuối, trái cây non có vị chát.
3. Đồ ăn có chứa Gluten
Có những trường hợp, gluten khi đưa vào cơ thể sẽ gây tổn thương cho thành ruột, ngăn cản sự hấp thu sắt và axit folic (đây là 2 chất quan trọng trong quá trình sản sinh tế bào hồng cầu). Vì thế, nếu người bệnh sử dụng những thực phẩm chứa gluten sẽ làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Gluten có nhiều trong lúa mì, lúa mạch đen, yến mạch, mì ống.
4. Thực phẩm có chứa nhiều canxi
Trong cơ thể, 98% canxi chứa nhiều trong xương và răng, chỉ 2% còn lại tồn tại trong máu để thực hiện các chức năng thần kinh cơ và đông máu. Do đó, nếu người bệnh đang thiếu máu mà lượng canxi tồn tại trong máu quá nhiều thì sẽ dễ dẫn đến nguy cơ đông máu vô cùng nguy hiểm.
Các thực phẩm nhiều canxi: rau có màu xanh đậm, các loại hải sản, ngũ cốc, sữa và các chế phẩm từ sữa, quả sung, cá moi.
5. Thực phẩm giàu Phytates
Phytates hoặc axit phytic được tìm thấy trong các thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao như lúa mì nguyên hạt, các loại đậu, gạo lứt… Axit phytic thường gắn với sắt nên dễ ngăn cản hấp thụ sắt trong cơ thể. Chính vì vậy, người thiếu máu không nên sử dụng những thực phẩm có chứa chất này.
Tuy nhiên, sau khi bệnh thiếu máu đã khỏi, bạn cần bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết trên cho cơ thể để tránh bị thiếu chất. Ngoài ra, bạn nên bổ sung các thực phẩm có chứa vitamin C để giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.
Nguồn : bau.vn