Phòng chống thiếu máu khi mang thai với đậu đỏ

Ngoài là thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày, đậu đỏ có rất nhiều công dụng mà các mẹ phải bỏ túi ngay và luôn khi bị thiếu máu.

Sắt là một vi chất dinh dưỡng, tuy số lượng trong cơ thể không cao nhưng vai trò sinh học khá quan trọng, đặc biệt là tham gia vào quá trình tạo máu. Hiện nay, bệnh thiếu máu thiếu sắt đang là một trong những bệnh thiếu vi chất khá phổ biến ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, cứ 2 phụ nữ có thai thì có 1 thiếu máu. Thiếu máu thường xuất hiện trong quá trình mang thai. Khi mang bầu, lượng máu cơ thể cần sẽ tăng lên gấp đôi để phục vụ cho quá trình lớn lên của thai nhi.

Bà bầu khi thiếu máu thường cảm thấy mệt mỏi

Các biểu hiện khi bị thiếu máu (thiếu máu nhẹ) là mệt mỏi, làm việc khó tập trung, đôi khi hoa mắt chóng mặt. Nặng hơn là nhức đầu, khó thở khi gắng sức, năng suất lao động giảm, da xanh, niêm mạc nhợt… Nếu thấy biểu hiện trên thì các bà mẹ cần đi khám, xét nghiệm máu để được chẩn đoán xác định và có hướng can thiệp kịp thời. Thiếu máu ở mức độ nặng sẽ ảnh hưởng tới thai nhi, thai nhi có nguy cơ bị khuyết tật ống dây thần kinh (nứt đốt sống, thai vô sọ…). Ngoài ra, thai nhi cũng cần sắt để phát triển hồng cầu, các mạch máu và cơ.

Nếu thiếu sắt, thai phụ có thể sinh non, trẻ có cân nặng lúc sinh thấp. Chính vì vậy, việc bổ sung sắt trong quá trình mang thai là vô cùng quan trọng. Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên chị em bầu nên bổ sung sắt thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Những thực phẩm dồi dào sắt bao gồm thịt đỏ, rau lá xanh thẫm và đậu đỏ…

Công dụng của đậu đỏ với bà bầu

Trước hết, hãy cùng tìm hiểu thành phần dinh dưỡng trong đậu đỏ nhé các mẹ. Trong 100g hạt đậu đỏ khô có chứa 60,9g chất đường, 20,9g protid, 4,8g chất xơ. Ngoài ra còn chứa chất béo và khoáng (gồm calcium, phosphor, sắt, acid nicotinic, vitamin B1, B2…). Theo kết quả nghiên cứu, đậu đỏ là nguồn cung cấp sắt cực tốt cho mẹ bầu. Nhờ có sắt mà máu và các cơ có thể vận chuyển oxy đều đặn tới các tế bào và tới thai nhi được tốt nhất. Sắt còn có khả năng cải thiện hệ miễn dịch, tốt cho sự phát triển của não và điều hòa nhiệt độ của cơ thể. Nhu cầu về máu trong quá trình mang thai tăng lên gấp đôi vì vậy mẹ bầu nên ăn nhiều đậu đỏ.

Bên cạnh đó, đậu đỏ còn giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh vì trong đậu đỏ rất dồi dào chất chống oxy hóa. Vitamin B1, vitamin B6 có trong đậu đỏ còn giúp chị em bầu giảm mệt mỏi, giảm stress và tăng khả năng lưu thông máu. Chất xơ trong hạt đậu đỏ có công dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol trong máu, giảm nguy cơ bị huyết áp cao trong thai kỳ. Dưỡng chất này còn giúp mẹ bầu tránh mắc bệnh táo bón, trĩ khi mang bầu.

Một công dụng nữa của đậu đỏ không thể không kể đến đó là thanh nhiệt, lợi tiểu cực tốt cho phụ nữ mang thai. Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, đậu đỏ còn được áp dụng thành bài thuốc chữa phù nề hiệu quả khi mang thai. Ăn nhiều đậu đỏ sau sinh còn giúp chị em dồi dào sữa. Không chỉ có công dụng tốt cho sức khỏe, đậu đỏ còn là thực phẩm làm đẹp hiệu quả. Vitamin B6 và chất xơ trong đậu đỏ còn giúp mẹ bầu làm đẹp da và giảm béo sau sinh hiệu quả.

Cháo đậu đỏ trứng gà cũng là món ăn cực bổ dưỡng dành cho bà bầu khi thiếu máu

Đậu đỏ có thể dùng để nấu nhiều món ăn khác nhau, bạn có thể nấu nhiều món thay đổi để không bị ngán. Với mỗi món ăn với đậu đỏ lại mang lại những công dụng khác nhau nữa đó! Bạn có thể nấu món chè đậu đỏ nếp cẩm hoặc chè đậu đỏ – yến mạch để thanh nhiệt, hoặc chỉ đơn giản là nước hầm đậu đỏ cho lợi sữa, thông tiểu và cung cấp sắt…

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu ăn gì để da mịn, không sạm nám? 5 nhóm thực phẩm giúp “đẹp từ trong bụng”

    Nhiều mẹ bầu than phiền làn da trở nên xỉn màu, nổi mụn hoặc nám da trong thai kỳ. Thay vì phụ thuộc vào mỹ phẩm, một chế độ ăn uống khoa học có thể giúp cải thiện đáng kể vẻ ngoài của làn da từ bên trong. Dưới đây là những thực phẩm vàng giúp mẹ bầu vừa khỏe mạnh vừa giữ được làn da rạng rỡ, hồng hào suốt thai kỳ.
  • Mẹ bầu khó thở khi mang thai: trường hợp nào bất thường cần nhập viện?

    Mẹ bầu khó thở là một vấn đề sức khoẻ thường gặp trong những ngày thai kỳ. Thế nhưng có những trường hợp bất thường cần phải lưu ý dưới đây.
  • Không cần cá hồi, mẹ bầu vẫn đủ omega-3 nhờ loại hạt này

    Không cần đến các loại cá đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu vẫn có thể bổ sung omega-3 hiệu quả từ một loại hạt bé nhỏ, dễ tìm và giá cực kỳ phải chăng – đó là hạt lanh. Không chỉ giàu dinh dưỡng, hạt lanh còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và bé, được mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” trong thai kỳ hiện đại.
  • Những lợi ích bất ngờ khi ăn đủ 9 quả chà là mỗi ngày trong thai kỳ

    Chà là không chỉ là món ăn ngon, mà còn là "thần dược" thiên nhiên dành cho bà bầu. Ăn đủ 9 quả chà là mỗi ngày trong suốt thai kỳ được cho là mang lại nhiều lợi ích sức khỏe – từ hỗ trợ sinh nở nhẹ nhàng đến tăng cường dinh dưỡng và tâm trạng tích cực.
  • 6 mẹo giảm đau lưng cho bà bầu theo lời khuyên từ bác sĩ sản khoa

    Đau lưng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất mà mẹ bầu gặp phải, đặc biệt từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự thay đổi nội tiết tố, tăng cân nhanh, và sự dịch chuyển trọng tâm cơ thể khi thai nhi phát triển. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể giảm cảm giác khó chịu bằng một vài mẹo đơn giản, an toàn và hiệu quả dưới đây:
  • Bà bầu có nên ăn dứa? Sự thật về nỗi lo sảy thai và chuyển dạ sớm

    Từ lâu, dứa (thơm) bị đồn là loại trái cây “cấm kỵ” trong thai kỳ vì có thể gây sảy thai hoặc kích thích chuyển dạ. Tuy nhiên, các chuyên gia sản khoa khẳng định: ăn dứa đúng cách và với lượng hợp lý hoàn toàn không nguy hiểm, thậm chí còn đem lại lợi ích cho mẹ bầu nếu biết cách sử dụng.