Phụ nữ tuyệt đối không làm 6 việc này khi vừa hết kỳ đèn đỏ

Khi vừa hết kỳ kinh nguyệt, có 6 việc chị em nhất định không được phép làm kẻo gây hại cho cơ thể.

Vừ hết kỳ đèn đỏ không nên khám phụ khoa

Việc khám phụ khoa đúng định kỳ là rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên bạn không nên làm việc này khi vừa hết kinh nguyệt.

Bởi lẽ lúc này, cổ tử cung còn khá mềm, khi chúng ta lấy dịch thì dễ dàng hơn, nhưng kết quả lúc này lại không thật sự chính xác. Bởi thế, hãy chờ ít nhất từ 3-5 ngày mới đi kiểm tra.

Sau khi hết kỳ đèn đỏ không nên ăn đồ lạnh

Khi đang đến tháng hoặc vừa hết tháng, chị em không nên ăn đồ lạnh như kem, nước đá… bởi những đồ này khiến tử cung bị yếu đi, có thể gặp các bệnh phụ khoa.

Quan hệ vợ chồng

Chị em không nên gần gũi chồng khi vừa sạch kinh, bởi lúc này lớp niêm mạc ở khu nhạy cảm vẫn còn yếu ớt nên rất dễ bị tổn thương.

Ngoài ra, khi vừa sạch kinh, các lớp biểu bị mới bong tróc, khả năng phục hồi còn rất yếu. Nếu chị em có quan hệ trong thời gian này sẽ rất dễ bị viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu. Vì thế, tốt nhất hãy để ít nhất 2 ngày sau khi sạch kinh rồi mới gần chồng nhé.

Nhổ răng

Đi nhổ răng ngay sau khi vừa hết kinh nguyệt có thể gây ra hiện tượng rối loạn đông máu.

Chính vì thế, hãy để ít nhất 1 tuần sau khi sạch kinh rồi mới đi nhổ răng nhé. Chưa kể, ở thời điểm này nhổ răng thì lượng máu chảy ra ít, cơn đau cũng nhẹ hơn, đặc biệt nguy cơ nhiễm trùng thấp hơn hẳn.

Tầm soát K

Khi tới tháng, chị em sẽ cảm thấy ngực mình cương cứng, căng, nặng và có cục cứng bên trong. Chính vì thế, tầm soát K vú lúc này không hiệu quả.

Tốt nhất, để đảm bảo chính xác, nên chờ sạch kinh tầm 1 tuần hãy đi khám. Lúc này, estrogen đã trở lại bình thường, ngực trở nên mềm và nhỏ hơn, bạn cũng không còn bị đau hay căng cứng ngực nữa, các nốt tăng sản cũng hầu như không còn.

Vận động mạnh

Tương tự như trong lúc đến tháng, việc vận động mạnh khi kết thúc kì kinh có thể ảnh hưởng tới khả năng phục hồi thương tổn trong tử cung. Nếu vận động mạnh lúc này, bạn có thể bị xuất huyết tử cung do nội mạc tử cung vẫn còn rất yếu.

Chưa kể, việc này còn có thể gây ra triệu chứng viêm nhiễm, mắc bệnh phụ khoa. Tuy nhiên, không có nghĩa là bạn không thể vận động. Bạn vẫn có thể vận động, tập các bài tập nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe.

Nguồn : Sức Khỏe Cộng Đồng

  • Cảnh báo lối sống "cú đêm" cực kì gây hại cho sức khỏe

    Tại Việt Nam, lối sống "cú đêm" đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt trong giới trẻ. Sự phát triển của công nghệ, áp lực công việc, học tập, cùng với sự hấp dẫn của các hoạt động giải trí về đêm đã khiến nhiều người trẻ hình thành thói quen thức khuya.
  • Xông phòng bằng gừng tươi, bồ kết, chanh... ngăn ngừa cúm

    Dược liệu chứa tinh dầu như: Cây sả, chanh, quế, mùi, bưởi, tràm gió, gừng tươi, kinh giới, tía tô, Bồ Kết… hoặc chế phẩm tinh dầu của các loại dược liệu này có thể sử dụng xông phòng, ngăn ngừa cúm.
  • Bí quyết đơn giản giúp "bà mẹ 2 con" giảm 16kg để làm người mẫu tuổi 52

    Bà Kumiko Tokuma, một bà mẹ hai con 52 tuổi đến từ Nhật Bản, đã giảm 16kg để theo đuổi sự nghiệp người mẫu. Dưới đây là những bí quyết giúp bà lấy lại vóc dáng một cách hiệu quả:
  • 5 món ăn đêm ăn nhiều cũng không sợ béo

    Để có thể ăn đêm mà không nạp quá nhiều chất béo, bạn nên chọn những thực phẩm ít calo, giàu chất xơ và nước.
  • Người bị viêm khớp tuyệt đối tránh 5 loại thực phẩm sau

    Viêm khớp đặc trưng bởi tình trạng gây ra các cơn đau nhức khó chịu cho người bệnh, về lâu dài có thể gây suy nhược. Vậy nên, người bệnh cần hạn chế các thực phẩm làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm khớp.
  • Sử dụng thực phẩm chức năng sai cách tiềm ẩn rủi ro khôn lường

    Ngộ độc vitamin do dùng quá liều Một số thực phẩm chức năng vitamin, đặc biệt là các loại tan trong dầu (A, D, E, K), có thể tích tụ trong cơ thể và gây ngộ độc nếu dùng quá nhiều. Ví dụ nếu thừa vitamin A sẽ gây tổn thương gan, gãy xương. Thừa vitamin D có thể tổn thương thận do tăng canxi máu. Do đó để phòng ngừa những tổn thương này, bạn cần tuân thủ liều lượng khuyến cáo, không tự ý dùng liều cao trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Tương tác thuốc Một số thực phẩm chức năng có thể tương tác với thuốc kê đơn, làm giảm hiệu quả hoặc gây tác dụng phụ. Ví dụ một số thực phẩm chức năng như St. John’s Wort có thể làm giảm hiệu quả thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai. Vitamin K có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu. Vì vậy khi bạn đang sử dụng thực phẩm chức năng mà bị bệnh nên thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại mà bạn đang dùng, đặc biệt khi đang điều trị bệnh. Tác dụng phụ […]