Rong kinh sau sinh mổ có nguy hiểm không và những điều mẹ cần biết

Phụ nữ sau sinh mổ thường bị rong kinh, việc kinh nguyệt kéo dài khiến chị em cảm thấy khó chịu và bất tiện trong cuộc sống.

Rong kinh sau sinh mổ là hiện tượng rất nhiều chị em gặp phải do tử cung bị tổn thương trong quá trình sinh. Cùng Bau.vn tìm hiểu vấn đề này có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ như thế nào nhé!

1. Tại sao sau sinh mổ bị rong kinh?

Thường sau khi sinh, tùy thuộc vào cơ địa mà thời gian có kinh trở lại ở mỗi người sẽ khác nhau. Tuy nhiên, trung bình khoảng 6 tháng phụ nữ sẽ có kinh lại sau khi sinh Trong quá trình mang thai và sinh nở có sự tác động lớn, khiến cho hàm lượng hormone của cơ thể thay đổi nên có thể chu kỳ sau sinh không giống như trước. Hiện tượng rong kinh sau sinh xảy ra là do cơ thể tự đào thải máu và mô thừa trong tử cung ra bên ngoài.

Các nguyên nhân có thể dẫn tới rong kinh:

  • Lớp niêm mạc tử cung dày lên nên khi tới kỳ kinh nguyện, thời gian bong tróc lâu hơn. Đây là ly do dẫn đến rong kinh và ngày kinh kéo dài hơn bình thường.
  • Dùng thuốc tránh thai khiến rối loạn nội tiết tố và kinh nguyệt ra nhiều hơn.
  • Buồng trứng và tử cung bị tổn thương nên có hiện tượng chảy máu.
  • Bạn mắc một số bệnh lý: viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, đa nang buồng trứng….

2. Khi nào rong kinh sau sinh mổ là bất thường?

Biểu hiện của rong kinh bình thường:

  • Thời gian thường xảy ra dưới 15 ngày.
  • Máu kinh đỏ tươi kèm theo cục máu đông, chỉ cần dùng băng vệ sinh thường ngày là đủ thấm, lượng máu không nhiều.
  • Chảy máu khi vận động hoặc thay đổi tư thế ngồi, nằm.

 

Khi rong kinh có các dấu hiệu này cần đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn:

  • Các cục máu đông to bất thường, lượng máu chảy nhiều, không thể dừng lại hoặc không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Cơ thể thấy ớn lạnh, nhịp tim bị loạn.
  • Thị lực kém hơn bình thường.
  • Người đổ nhiều mồ hôi.
  • Buồn nôn, chóng mặt và dễ chóng mặt, ngất xỉu do huyết áp thấp.

3. Hiện tượng rong kinh có nguy hiểm không?

Trên một phương diện nhất định thì dù ít nhiều cũng ảnh hưởng đến người phụ nữ. Rong kinh kéo dài, cơ thể sau sinh vốn đã rất yếu ớt lại mất đi lượng máu khá lớn nên sẽ khó tránh khỏi tình trạng thiếu máu. Biểu hiện bởi các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu….

Ngoài ra, khi ra nhiều máu kéo dài khiến cho vùng kín thường xuyên bị ẩm ướt nên dễ sinh sôi các loại nấm, gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Cuộc sống sau sinh có nhiều thay đổi, nuôi con nhỏ tốn nhiều thời gian khiến chị em dễ chủ quan, không phát hiện kịp thời để điều trị. Lâu dần, chúng trở thành tác hại lây lan sang nhiều bộ phận khác của cơ quan sinh dục khiến chị em phải đối mặt với những bệnh lý nguy hiểm.

Cuối cùng, rong kinh kéo dài khiến chị em căng thẳng, mệt mỏi và cáu gắt. Điều này khi kết hợp với các yếu tố bên ngoài dễ dẫn đến trầm cảm vì thế càng khó khăn hơn nữa.

4. Làm gì khi bị rong kinh?

Hãy giữ tinh thần lạc quan bằng cách thể dục thể thao nhẹ nhàng như yoga, thiền… để cơ thể và tâm trạng được thoải mái.

Vệ sinh vùng kín thường xuyên để tránh viêm nhiễm.

Nếu căng thẳng hay mệt hỏi hãy trao đổi thẳng thắn với chồng để không bị áp lực.

Duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.

 

Nguồn : bau.vn

Tags: