Sự ám ảnh của người Ấn Độ với những món ăn “rát vàng” đắt đỏ

Nhiều người sau khi ăn vàng rát thì nhận định rằng chúng không hề làm tăng thêm hương vị cho món ăn mà chỉ có tác dụng trang trí.

Ấn Độ – một đất nước nổi tiếng với việc sử dụng vàng không chỉ như món trang sức tuyệt đẹp mà còn dùng vàng để rát lên món ăn trong công đoạn chế biến dưới dạng lá hoặc bột tương đối độc đáo. Loại vàng được người Ấn Độ sử dụng trong việc chế biến thực phẩm được gọi là “varq” trong tiếng Hindi.

Nỗi “ám ảnh” với nguyên liệu vàng rát trên các món ăn của người Ấn Độ

Đây tưởng chừng như chỉ là một trong phong trào nhưng đây thực chất lại là một phong tục xưa của đất nước này. Phong tục này bắt đầu vào khoảng thế kỷ 17 vào thời Mughal. Khi các đầu bếp phục vụ các món ăn được trang trí bằng dầu bóng vàng hoặc bạc để gây ấn tượng với chủ nhận và thực khách của họ trong cách buổi tiếc. Đây là sự đánh dấu cho mốc khởi đầu của sự ra đời cho các món ăn được trang trí bằng vàng ngày nay. Sau đó, vàng trở thành là đồ trang trí “đắt đỏ” nhất từng có và được sử dụng để tô điểm cho nhiều món ăn. Từ những món ăn tráng miệng như barfi, jalebi hay phirni đều được thêm bằng món “gia vị” này. Ngay cả thức uống nổi tiếng như sherbets và thandai ở Ấn Độ cũng được trang trí bằng lớp vàng.

Đặc biệt khi mùa lễ hội tới như sự kiện của người Hindu như Diwali luôn tràn ngập những giỏ hoa quả được phủ bạc varq. Nhà kim hoàn nổi tiếng tại đất nước này – Ram Deen cho biết thao tác dùng búa đập trong vòng nhiều ngày mới cho thể tạo ra vàng lá đạt độ mỏng cần thiết. Đối với nhiều người sảnh sỏi, họ sẵn sàng bỏ ra hàng nghìn USD để được thưởng thức những món ăn được rát vàng trong những nhà hàng cao cấp.

Vị kim hoàn này cho biết thêm, quá trình sản xuất nên vàng phải được thực hiện trong một môi trường sạch sẽ, an toàn và hợp vệ sinh. Như vậy mới phòng tránh được những chất gây ô nhiễm, hay phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm qua các món ăn. Bên cạnh đó vẫn có những loại vàng bạc kém chất lượng trà trộn vào thị trường và được bán với giá cao như hàng chuẩn.

Một khách sạn ở Delhi – khách sạn năm sao Taj Mahal phục vụ với các món rát vàng thu hút được rất nhiều thực khách, không chỉ thực khách trong nước mà còn cả những vị khách quốc tế. Nhà hàng được trang trí theo phong cách rát vàng, các nội thất đều được thiết kế và đặt làm riêng. Thực đơn tại Taj Mahal rất phong phú, ngay cả những món ăn tưởng chừng như dân dã như trứng vịt lộn cũng được rát vàng một cách đắt đỏ. Giá trung bình cho một món ăn tại đây rơi vàng quả 1.000 rupe, tương đương với khoảng 13 USD.

Món bánh kẹp dát vàng vừa được ra mắt hồi tháng 7 ở Ấn Độ.

Sự ám ảnh đối với nguyên liệu vàng của người Ấn Độ quả thực rất mạnh mẽ. Các món ăn này không chỉ “hoành hành” tại đất nước này mà còn lan rộng ra toàn thế giới vào năm 2016. Sau cùng, nhiều người sau khi ăn những món ăn được rát vàng lên đã có những nhận xét rằng chúng không gia tăng hương vị mà chỉ có tác dụng trang trí cho món ăn thêm phần đẹp mắt. Trong khi cũng với số tiền bỏ ra như vậy, họ có thể mua được gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba lần phần ăn tương tự.

Nguồn : bau.vn