Tất tần tật kiến thức từ A-Z về chế độ ăn low carb cho người giảm cân

Chế độ ăn low-carb thường được áp dụng với những ai đang giảm cân, chế độ ăn này hướng tới tăng protein, chất béo và giảm carbohydrate trong khẩu phần.

Ngoài giảm cân, ăn low-carb còn có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường type 2. Vậy chế độ ăn low-carb là gì và thực hiện như thế nào?

Chế độ ăn low-carb là gì?

Low-carb là viết tắt của low carbohydare. Nó hướng tới giảm lượng carbohydrate trong cơ thể. Đây là một chất có rất nhiều trong thực phẩm hàng ngày, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Carbohydrate gồm các loại:

  • Tinh chế đơn giản: đường cát
  • Tinh chế phức tạp: bột mì
  • Tự nhiên đơn giản: lactose trong sữa, fructose ở hoa quả
  • Tự nhiên phức tạp: ngũ cốc nguyên hạt

Trong đời sống hàng ngày, con người sử dụng carbohydrate để cung cấp năng lượng. Trong quá trình tiêu hóa chúng được bẻ gãy thành đường đơn, hấp thụ vào máu thành glucose. Các loại carbohydrate tự nhiên phức tạp có ít tác động đến đường huyết hơn. Chúng cũng tiêu hóa chậm hơn.

Chế độ ăn low-carb chính là thuyên giảm lượng carbohydrate nạp vào cơ thể. Đồng nghĩa với việc làm giảm lượng insulin tiết ra khiến cơ thể phải đốt chất chất béo dư thừa. Đó chính là mục đích của việc giảm cân thường thấy.

Ăn low-carb như thế nào cho đúng

Chế độ ăn này hướng tới một số loại thực phẩm nhất định. Trước tiên bạn cần biết về các loại thực phẩm là nguồn carbohydrate tự nhiên phổ biến. Đây là nguồn carb tốt cho sức khỏe khi lựa chọn ăn theo chế độ này.

  • Các loại hạt, rau, trái cây
  • Các loại đậu (đậu Hà Lan, đậu lăng)
  • Sữa

Ngoài ra còn có carbohydrate tinh chế như: đường, bột mì, bánh quy, bánh ngọt, kẹo, nước ngọt,…Để ăn low-carb bạn cần ưu tiên các thực phẩm nhiều protein và không có tinh bột. Bạn nên hạn chế ngũ cốc, các loại đậu, bánh mì, trái cây và các đồ ngọt thông thường.

Theo chuyên gia, một ngày bạn chỉ nên tiêu thụ 20-57gr carbohydrate. Lượng carb này sẽ cung cấp 80-240 calo cho cơ thể. Giai đoạn đầu bạn có thể kiêng nhiều hơn và cho phép tăng dần, tùy thuộc từng chế độ khác nhau.

Bạn nên ưu tiên các loại protein có trong cá, gia cầm, cây họ đậu. Ngoài ra cũng bổ sung chất béo có lợi cho sức khỏe vào thực đơn.

Tác dụng của việc ăn low-carb

Giảm cân là một tác dụng hàng đầu mà ăn low-carb mang lại. Giảm 500 – 750 lượng calo mỗi ngày đồng nghĩa với việc giảm 500-700gr mỗi tuần. Chính vì thế ăn low-carb mang lại hiệu quả giảm cân ngắn hạng. Tuy nhiên nếu muốn giảm cân lâu dài thì đây lại không phải phương pháp được khuyên dùng.

Bên cạnh đó, low-carb còn giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh. Đó là đái tháo đường, tăng huyết áp, các bệnh đường huyết và tim mạch. Nó giúp điều hòa nồng độ cholesterol trong máu dù chỉ trong thời gian tạm thời.

Ngoài ra chế độ ăn này còn giúp tăng nồng độ HDL và trigly ceride. Các protein, chất béo có lợi mà bạn hấp thụ rất có lợi cho sức khỏe.

Một số lưu ý khi ăn theo chế độ low-carb

  • Cắt giảm carbohydrate quá nhanh ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số tác động là đau đầu, khó thở, mệt mỏi, táo bón, tiêu chảy…
  • Khiến cơ thể bị thiếu vitamin và khoáng chất, gây loãng xương.
  • Gây mất cân bằng về mặt dinh dưỡng. Không được áp dụng chế độ này cho trẻ em

Trên đây là một số thông tin về chế độ ăn low-carb. Trước khi giảm cân bằng bất kỳ chế độ nào hãy tham khảo thật kĩ rồi mới thực hiện bạn nhé!

Nguồn : bau.vn

  • Bị đầy hơi thì nên uống gì ?

    Đầy hơi, chướng bụng là vấn đề thường gặp sau khi ăn và gây ra những phiền toái có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bạn. Vậy khi gặp tình trạng này chúng ta nên uống gì nhằm giảm cảm giác khó chịu?
  • Tác dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ quả sung

    Quả sung là loại quả đi liền với cuộc sống người dân. Quả được biết nhiều thông qua các món ăn dân dã. Ngoài ra, quả cón mang đến nhiều công dụng chữa bệnh. Quả sung chữa béo phì, trĩ, thiếu máu, tăng tiết sữa
  • Tiêu thụ quá nhiều đường gây hại như thế nào cho cơ thể ?

    Đường là một loại carbohydrate tự nhiên có trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống. Đường cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng tiêu thụ đường quá nhiều và thường xuyên có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
  • Ăn chuối có tác dụng gì? Có nên ăn chuối vào bữa sáng không?

    Chuối mang lại những lợi ích sức khỏe đến không ngờ. Tuy nhiên, việc bổ sung chuối tưởng chừng đơn giản nhưng bạn phải ăn đúng cách mới giúp phát huy tối đa hiệu quả của thực phẩm này. Có nên ăn chuối vào buổi sáng không? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
  • Những loại trái cây được xem là "thần dược" cho sức khỏe

    Trái cây không chỉ là nguồn dinh dưỡng dồi dào mà còn chứa vô số hợp chất có lợi giúp tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. Dưới đây là những loại trái cây được xem là "thần dược" tự nhiên, giúp cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai hơn.
  • Những lợi ích bất ngờ khi ăn khoai lang mỗi ngày

    Khoai lang là một nguồn ít chất béo chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi quan trọng đối với sức khỏe của bạn. Đặc biệt giàu vitamin, đặc biệt là vitamin A, chất xơ và chất chống oxy hóa, khoai lang nên được coi là một bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống của bạn.