Tiêm vắc xin khi mang thai có cần thiết hay không và những lưu ý?

Tiêm vắc xin khi mang thai là cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro xảy ra trong thai kỳ và đảm bảo sự an toàn của thai phụ khi sinh nở. Các bà bầu nên theo dõi lịch tiêm và tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin từ trước khi mang thai cho đến khi kết thúc thai kỳ.

1. Tiêm vắc xin khi mang thai có cần thiết hay không?

Có rất nhiều lý do để khẳng định rằng việc tiêm vắc xin đầy đủ trước và trong khi mang thai là rất cần thiết:

  • Thai phụ nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm bởi khi mang thai, hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động kém hơn bình thường. Hệ miễn dịch kém khiến các loại virus dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.

  • Nếu thai phụ mắc các bệnh truyền nhiễm trong thời gian mang thai thì khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến bào thai rất lớn, thậm chí có thể gây ra chết lưu, sinh non, dị tật bẩm sinh. Thai nhi sẽ phải chịu rất nhiều thiệt thòi nếu thai phụ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: sởi, rubella, thủy đậu,…

  • Thai phụ tiêm phòng đầy đủ trước và trong khi mang thai giúp trẻ có được miễn dịch thụ động từ mẹ ngay sau khi chào đời. Thực tế đã cho thấy có một số loại vắc xin có khả năng giúp tăng sức đề kháng cho thai nhi ngay từ trong bụng mẹ. Điều này sẽ bảo vệ trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khi chào đời.

  • Theo Bộ Y tế, vắc xin được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ trước và trong khi mang thai rất an toàn, không ảnh hưởng đến mẹ và bé nếu tuân đủ đúng các quy định về an toàn tiêm chủng.

Tiêm phòng vắc xin là cách đẩy lùi dịch bệnh hiệu quả nhất

2. Lịch tiêm vắc xin khi mang thai đầy đủ cho mẹ bầu

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần thực hiện tiêm chủng trước và trong khi mang thai. Cụ thể như sau:

2.1 Tiêm vắc xin trước khi mang thai

  • Tiêm phòng sởi, quai bị, rubella: Đây là các bệnh lý rất dễ lây qua đường hô hấp. Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu mắc phải 1 trong 3 bệnh lý này, thai nhi sẽ có nguy cơ bị dị tật, suy dinh dưỡng, thai chết lưu hoặc sinh non,… Vì thế, nếu có ý định mang thai thì các bạn nên tiêm phòng 3 mũi tiêm này trước đó 3 – 6 tháng, tối thiểu là 1 tháng trước khi mang bầu.

  • Tiêm phòng thủy đậu: Mẹ bầu bị thủy đậu sẽ khiến thai nhi có nguy cơ bị thủy đậu bẩm sinh, bị dị tật đầu nhỏ, bại não,… Bởi vậy, đây cũng là mũi tiêm quan trọng trước khi mang thai mà chị em phụ nữ cần lưu ý.

  • Tiêm phòng viêm gan B: Đây là loại vắc xin mẹ bầu có thể tiêm trước hoặc trong khi mang thai đều được. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên nên tiêm trước khi mang bầu để có nền tảng sức khỏe tốt nhất khi mang thai.

  • Tiêm phòng cúm: Cũng giống như viêm gan B, cúm có thể tiêm trước hoặc trong khi mang thai nhưng được khuyến cáo tiêm trước khi mang thai và tiêm nhắc lại hàng năm. Tiêm vắc xin phòng cúm giúp giảm tỷ lệ trẻ sinh ra bị các dị tật về hình thái như sứt môi, hở hàm ếch thậm chí là tim bẩm sinh.

Cúm là nguyên nhân gây ra các dị tật về hình thái như sứt môi, hở hàm ếch

  • Tiêm phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván: Vắc xin này chỉ cần tiêm một mũi duy nhất trong độ tuổi từ 4 – 64 tuổi. Loại vắc xin này nên được tiêm trước khi mang thai để phòng bệnh ho gà sơ sinh cho bé.

2.2 Tiêm vắc xin trong khi mang thai

Trong thời gian mang thai, các chuyên gia khuyến cáo thai phụ cần phải tiêm vắc xin uốn ván để phòng bệnh uốn ván cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, phác đồ tiêm phòng uốn ván có sự thay đổi tùy vào số lần mang thai. Cụ thể như sau:

  • Trường hợp thai phụ mang thai lần đầu: Thai phụ có thai lần đầu nên tiêm phòng 2 mũi uốn ván trong thai kỳ. Mũi đầu tiên có thể tiêm từ tuần 22, tối thiểu 1 tháng sau tiêm nhắc lại mũi thứ 2. Hai mũi uốn ván này cần phải đảm bảo tiêm xong trước ngày dự kiến sinh 1 tháng. Tốt nhất nên hoàn thành xong trước tuần thứ 32.

  • Trường hợp thai phụ mang thai lần sau: Những lần có thai tiếp theo, thai phụ chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin uốn ván nếu như lần mang thai trước đã tiêm đủ 2 mũi.

Thai phụ cần phải tiêm uốn ván đầy đủ trong thai kỳ

3. Tiêm vắc xin khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý điều gì?

Tiêm vắc xin khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh gây hại hoặc có tâm lý hoang mang ảnh hưởng xấu đến thai nhi:

  • Theo khuyến cáo, không nên tiêm vắc xin virus sống cho phụ nữ mang thai bởi đây là vắc xin được tạo ra bằng cách sử dụng các chủng virus sống, có thể nguy hại cho thai nhi. Vì vậy, phụ nữ cần tiêm vắc xin này trước khi có kế hoạch mang bầu.

  • Sau khi tiêm phòng uốn ván, thai phụ có thể xuất hiện hiện tượng sốt nhẹ, sưng đau tại vị trí tiêm thậm chí đau cả bắp tay. Điều này là hoàn toàn bình thường, thai phụ không cần quá lo lắng. Hiện tượng sốt nhẹ, người mệt mỏi và đau bắp tay này sẽ giảm sau tiêm một vài ngày.

Sau khi tiêm phòng cúm có thể xảy ra hiện tượng giả cúm như hắt hơi, sổ mũi

  • Với vắc xin phòng cúm, sau khi tiêm có thể xảy ra hiện tượng giả cúm như hắt hơi, sổ mũi kéo dài khoảng 1 – 2 ngày sau tiêm. Hiện tượng giả cúm này sẽ tự khỏi mà không cần dùng thuốc.

  • Những trường hợp tiêm phòng xong bị sốt, thai phụ có thể tiến hành hạ sốt bằng các phương pháp tự nhiên như: lau người bằng khăn ấm, bổ sung thêm rau xanh, hoa quả giàu vitamin C vào chế độ ăn.

  • Nếu xảy ra một số bất thường như sốt kéo dài, sưng tấy lâu, tiêu chảy,… thai phụ tuyệt đối không sử dụng thuốc tùy tiện và nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Để đảm bảo quá trình chủng ngừa an toàn, hiệu quả, thai phụ nên chọn các trung tâm tiêm chủng hoặc bệnh viện lớn, uy tín để thực hiện tiêm chủng.

Nguồn : Sức Khoẻ Cộng Đồng

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.