Trầm cảm theo mùa SAD là gì? Những biểu hiện rối loạn cảm xúc theo mùa

Bạn thường biết về trầm cảm như một căn bệnh tâm lý, thế nhưng đã bao giờ bạn nghe đến khái niệm trầm cảm theo mùa (SAD) hay chưa?

Trầm cảm là chứng bệnh tâm lý thường xuất phát từ những áp lực, sự cô đơn hay cú sốc tinh thần trong cuộc sống. Tuy nhiên, bệnh trầm cảm theo mùa lại hết sức đặc biệt, nguyên nhân gây bệnh đến từ sự thay đổi lượng ánh sáng giữa các mùa.

Thế nào là trầm cảm theo mùa?

Trầm cảm theo mùa có tên quốc tế là seasonal affective disorder – SAD hoặc winter depression. Đây là chứng rối loạn cảm xúc theo mùa. Nó thường xảy ra vào mùa đông và mùa thu. Vì thế nên thường được gọi với tên gọi khác là trầm cảm mùa đông.

Người mắc bệnh sẽ có những dấu hiệu trầm cảm theo chu kỳ. Tình trạng bệnh nghiêm trọng vào mùa đông, mùa thu. Tuy nhiên lại hồi phục như một người bình thường vào mùa xuân và mùa hè. Nguyên nhân được xác định là do sự thay đổi ánh sáng khác biệt giữa các mùa.

Đối tượng và những biểu hiện thường gặp

Bất cứ ai cũng có thể mắc trầm cảm theo mùa. Trong đó, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao hơn nam giới. Một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như:

  • Người nằm trong độ tuổi từ 15 – 55 tuổi
  • Người có người thân từng mắc bệnh trầm cảm theo mùa
  • Người sống ở khu vực có thời gian ánh sáng chiếu ít. Có sự thay đổi mức độ chiếu sáng rõ rệt, đột ngột giữa các mùa trong năm.

Biểu hiện có nhiều điểm tương tự như bệnh trầm cảm thông thường nên dễ bị nhầm lẫn. Các triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Người mệt mỏi, ủ rũ, buồn bã
  • Dễ bị kích động: cáu gắt, lo lắng, bồn chồn
  • Giảm hứng thú với các hoạt động ưa thích
  • Ăn nhiều hơn, đặc biệt là các thức ăn nhiều tinh bột như: cơm, bánh mỳ
  • Tăng cân nhanh chóng
  • Ngủ nhiều hơn
  • Người không tỉnh táo, luôn trong trạng thái lờ đờ, mơ màng
  • Người chậm chạp, uể oải
  • Bệnh chỉ xuất hiện vào một thời điểm cố định trong năm và có tính chu kỳ.

Một số biện pháp điều trị trầm cảm theo mùa

1. Trị liệu bằng ánh sáng

Người bệnh sẽ được ngồi trước một thiết bị chiếu sáng.Thời gian khoảng 45 phút/ngày, mỗi ngày một lần. Trong thời gian chiếu sáng, người bệnh phải thường xuyên liếc nhìn thiết bị để ánh sáng có thể tác động. Thời điểm thích hợp để tiến hành điều trị là vào buổi sáng. Không nên điều trị vào buổi tối. Đặc biệt là thời gian trước khi đi ngủ vì có thể gây mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ.

Để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh nên thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào những lúc nắng dịu. Ví dụ như sáng sớm hoặc buổi chiều.

Liệu pháp ánh sáng cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ. Đặc biệt là những người nhạy cảm với ánh sáng, dễ bị tổn thương khi điều trị dưới ánh sáng đèn.

Bệnh có thể chuyển biến tích cực chỉ sau vài tuần điều trị. Thế nhưng người bệnh không được tự ý dừng liệu trình trừ khi có sự đồng ý của bác sĩ. Thông thường một liệu pháp điều trị sẽ kéo dài cho tới khi chuyển sang mùa xuân hoặc mùa hạ. Điều này tùy theo tình trạng của mỗi bệnh nhân.

2. Điều trị bằng vitamin D

Vitamin D hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị, giúp việc điều trị trầm cảm quả hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thiếu vitamin D có nguy cơ cao mắc trầm cảm theo mùa.

Bệnh nhân mắc trầm cảm theo mùa nên bổ sung vitamin D3 liên tục trong 3 tháng.

  • Bệnh nhân nhóm 1 sử dụng 600 UI vitamin D3/ngày
  • Bệnh nhân nhóm 2 sử dụng khoảng 4000 UI vitamin D3/ngày

Nếu thấy các dấu hiệu của bệnh trầm cảm. hãy đưa bệnh nhân đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nguồn : bau.vn

  • Dùng kháng sinh nên làm gì để đường ruột khỏe hơn ?

    Dùng kháng sinh có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Dưới đây là 4 cách giúp ruột khỏe mạnh sau khi dùng kháng sinh:
  • Tại sao tập luyện quá nhiều lại làm chậm quá trình giảm cân

    Hầu hết chúng ta đều tin rằng việc tăng cường luyện tập thể dục, đặc biệt là cardio hay các bài tập cường độ cao, sẽ giúp đốt cháy mỡ thừa và giảm cân nhanh chóng. Tuy nhiên, thực tế đôi khi lại khác xa mong đợi. Nhiều người, dù chăm chỉ tập luyện mỗi ngày, vẫn không thấy kết quả giảm cân rõ rệt, thậm chí còn có cảm giác “càng tập càng khó giảm cân”Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Hãy cùng khám phá một số yếu tố khiến việc giảm cân trở nên khó khăn hơn dù bạn đang tập luyện chăm chỉ.
  • Không cần kháng sinh nhân tạo, bạn đã có 10 “thần dược” từ bếp nhà

    Trong khi kháng sinh tổng hợp ngày càng bị lạm dụng và gây ra tình trạng kháng thuốc, thì thiên nhiên lại ban tặng cho chúng ta nhiều thực phẩm có tính kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên rất hiệu quả. Dưới đây là 10 loại “kháng sinh xanh” bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày để hỗ trợ hệ miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Rèn luyện 5 thói quen buổi sáng này để giúp thanh lọc cơ thể

    Rèn luyện những thói quen buổi sáng là cách tuyệt vời để thanh lọc cơ thể, tăng cường sức khỏe và khởi động một ngày mới đầy năng lượng. Dưới đây là 5 thói quen buổi sáng giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả:
  • Những thói quen nào của người Việt sau khi ăn đang âm thầm hủy hoại sức khỏe ?

    Sau bữa ăn, nhiều người Việt thường duy trì một số thói quen tưởng chừng vô hại nhưng thực tế có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Dưới đây là một số thói quen phổ biến cần lưu ý:
  • Món ăn, bài thuốc hay từ ngải cứu

    Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, được sử dụng để chữa trị trong các trường hợp: phụ nữ kinh nguyệt không đều, ghẻ lở, viêm da, dị ứng, viêm gan, trừ giun, điều hòa khí huyết, ôn kinh, an thai, đau bụng do lạnh, nôn mửa, kiết lỵ…