Trẻ bị nôn sau ăn: tưởng bình thường nhưng một số trường hợp là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm

Trẻ nôn sau ăn liên tục khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng vì sợ không hấp thụ được dinh dưỡng từ thức ăn, dễ mệt mỏi và kiệt sức.

Trong hành trình chăm con sẽ có lúc bố mẹ phải lo lắng vì con cứ ăn vào là nôn ra. Tình trạng trẻ bị nôn sau ăn đặc biệt phổ biến ở những trẻ dưới 5 tuổi, không phải lúc nào tình trạng này cũng là hiện tượng bình thường, mà còn là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm.

Hiện tượng trẻ nôn trớ sau ăn là gì?

Sau khi mẹ cho bé ăn xong hoặc đôi khi bé chỉ ăn một vài muỗng đầu tiên đã bắt đầu xuất hiện tình trạng nôn trớ. Hiện tượng này có thể chỉ xuất hiện 1-2 lần nhưng cũng có thể xảy ra liên tục khiến trẻ mệt mỏi. Lúc này, trẻ sẽ bắt đầu sợ ăn, khó khăn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Nếu việc trẻ bị nôn sau ăn kéo dài và thường xuyên nhưng không được điều trị kịp thời, trẻ có thể bị kiệt sức và dẫn đến tử vong.

 

Trẻ bị nôn sau ăn báo hiệu các bệnh lý

1. Viêm dạ dày

Trẻ bị nôn sau ăn có thể do virus hoặc vi khuẩn tác động đến hệ tiêu hóa của trẻ và dẫn đến viêm dạ dày ở trẻ. Lúc này, trẻ sẽ nôn liên tục trong khoảng 12 giờ đầu tiên. Đi kèm với tình trạng nôi trớ, trẻ có thể có biểu hiện sốt cao và đau bụng dữ dội hơn. Tình trạng này có thể kéo dài liên tục 3 ngày và có thể bị tiêu chảy trong 1-2 ngày đầu.

2. Ngộ độc thực phẩm

Trẻ ăn phải đồ ăn không hợp vệ sinh quá hạn sử dụng hoặc bảo quản không đúng cách có thể sẽ tạo điều kiện cho cho vi khuẩn sinh sôi và dẫn đến tình trạng ngộ độc. Vì ngộ độc thực phẩm có triệu chứng gần giống với viêm dạ dày nên nhiều người nhầm lẫn.

 

Khi bị ngộ độc thực phẩm, trẻ bị nôn sau ăn từ 2-12 giờ và thường không kéo dài quá 12 giờ. Khi bị ngộ độc thực phẩm, trẻ cũng có thể có hiện tượng tiêu chả và thường không có triệu chứng sốt.

3. Lồng ruột

Nếu mẹ quan sát thấy trẻ bị nôn sau ăn kèm theo tình trạng đi ngoài phân lỏng, có máu trong phân, chân bị co về phía trước… thì đây là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị lồng ruột và cần đưa trẻ đi cấp cứu để được điều trị. Bởi đây là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, cha mẹ cần lưu ý đến con nhiều hơn.

4. Tắc ruột

Tắc ruột là một bệnh ngoại khoa vô cùng nguy hiểm, nguyên nhân tắc ruột có thể do dính ruột, xoắn ruột, lạc nội mạc tử cung, thoát vị…  Khi bị tắc ruột, trẻ sẽ có hiện tượng bị nôn sau ăn  và kèm theo một số triệu chứng như người nhợt nhạt, vã mồ hôi, bụng đau dữ dội…

Làm gì khi trẻ bị nôn sau ăn?

Nếu không may con bạn bị nôn sau ăn, mẹ có thể thực hiện một vài thao tác dưới đây:

  • Giữ tư thế phù hợp: Trong lúc trẻ nôn, bạn nên đỡ trẻ ngồi dậy hoặc cho trẻ nằm nghiêng để tránh tràn vào khí quản phổi gây ngừng thở.

  • Vệ sinh sạch sẽ: Nếu trẻ không kiểm soát được tình trạng nôn ói mà trẻ nôn ra quần áo, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cho con theo thứ tự miệng-họng-mũi-cơ thể.
  • Cho trẻ uống nhiều nước: Sau khi nôn xong, trẻ sẽ bị mất nước nên dễ mệt lả người và dẫn đến hiện tượng co giật, bất tỉnh. Vì thế, nên cho trẻ uống nhiều nước, hoặc nước cam, dung dịch bù nước Oresol kịp thời bổ sung lượng nước mất đi. Khi cho trẻ uống nước, bạn nên tránh để trẻ uống nhanh và liên tục khiến trẻ bị ngạt.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Khi trẻ bị nôn sau ăn, trẻ thường có cảm giác chán ăn do mệt mỏi. Vì thế, bạn nên cho trẻ ăn thức ăn thanh đạm, không chứa nhiều dầu mỡ, không chiên xào… Thay vào đó, nên cho trẻ ăn thức ăn loãng, dễ nuốt, không mùi vì khi này khứu giác nhạy cảm hơn bình thường.
  • Không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc: Khi chăm sóc trẻ nôn ói, bạn tuyệt đối không được cho trẻ sử dụng bất cứ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Nguồn : bau.vn