Vaccine cúm khi mang thai và những điều cần biết

Vaccine cúm khi mang thai là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Cùng bau.vn tìm hiểu về loại vaccine này trong bài viết nhé.

Tại Việt Nam, tiêm vaccine cúm khi mang thai là vấn đề vẫn chưa được các bà bầu quan tâm và thực hiện.

Vaccine cúm khi mang thai quan trọng thế nào?

Bên cạnh triệu chứng tương tự như cảm lạnh thông thường, bệnh cúm còn xảy ra đột ngột kèm theo các biểu hiện như sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ, ho và đau họng. Bệnh cúm có thể dẫn tới nhiều biến chứng khác nhau, trong đó có viêm phổi.

Một trong số các biến chứng của bệnh cúm có thể gây ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ, thậm chí dẫn tới tử vong. Bởi vậy, vaccine cúm là việc cần thiết đối với tất cả phụ nữ đang mang thai.

Mang thai khiến nguy cơ biến chứng do cúm tăng

Hệ thống miễn dịch của phụ nữ xuất hiện nhiều thay đổi khác nhau trong thời gian mang thai. Nó được coi là sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, điều này có thể làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng do cúm khi mang thai.

Bên cạnh đó, nếu thai phụ bị cúm thì nguy cơ gặp phải các biến chứng thai kỳ như chuyển dạ sớm hoặc sinh non sẽ cao hơn. Mẹ bầu sẽ phải nhập viện để điều trị cúm bởi khi mang thai, nguy cơ tử vong do cúm cũng sẽ cao hơn . Vì thế, phụ nữ có thai nên đến các trung tâm y tế để được tiêm vaccine cúm.

Mẹ bầu nên tiêm vaccine cúm vào tháng thứ mấy của thai kỳ

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến nghị tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên, trong đó bao gồm cả phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú đều nên tiêm vaccine cúm hàng năm. Thời điểm thích hợp nhất để tiêm vaccine cúm khi mang thai là trước khi vào mùa cúm (khoảng từ tháng 10 đến tháng 5).

Còn đối với bà bầu thì có thể tiêm vaccine bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Trong trường hợp không kịp tiêm phòng trước mùa cúm, hãy tiêm ngừa trong và sau mùa dịch. Nếu mẹ bầu đang mắc phải một bệnh lý như bệnh hen suyễn hoặc bệnh tim, mẹ bầu hãy tiêm vắc-xin cúm trước khi mùa dịch bắt đầu.

Vaccine cúm có tác dụng trong thời gian bao lâu?

Đối với một số loại vaccine, những kháng thể được tạo ra vẫn có thể giữ được tác dụng trong nhiều năm. Tuy nhiên, các virus gây bệnh cúm thì khác, nó sẽ thay đổi qua từng năm. Bởi vậy, các kháng thể trong vaccine cúm có thể hiệu quả trong năm nay nhưng có khả năng không còn hiệu quả đối với virus cúm trong năm sau. Do đó, bạn nên tiêm vaccine cúm mỗi năm một lần.

Có tác dụng phụ gì đối với thai phụ khi tiêm vaccine cúm không?

Tác dụng phụ của vaccine cúm rất nhẹ, thường là sốt nhẹ hoặc đau cánh tay. Trên thực tế, những biểu hiện này sẽ biến mất chỉ sau một hoặc hai ngày. Bên cạnh đó, tác dụng phụ và các phản ứng nghiêm trọng của loại vaccine này cũng rất hiếm gặp.

Nếu vẫn còn lo lắng, mẹ bầu hãy trao đổi với các bác sĩ sản khoa để được tư vấn nhé.

Lợi ích của tiêm vaccine cúm đối với thai nhi khi mang thai

Vaccine cúm có thể mang lại lợi ích gấp đôi khi bảo vệ được cho cả mẹ và bé. Trẻ không thể tiêm phòng ngừa vaccine cúm cho đến khi đủ 6 tháng tuổi. Bởi vậy, khi mẹ bầu tiêm vaccine cúm sẽ giúp truyền các kháng thể sang thai nhi, bảo vệ bé cho đến khi được tiêm vào 6 tháng tuổi.

Nguồn : bau.vn

  • Thực phẩm giúp mẹ bầu giảm ốm nghén dễ kiếm quanh nhà

    Ốm nghén là tình trạng phổ biến trong tam cá nguyệt đầu tiên, ảnh hưởng đến hơn 70% mẹ bầu. Tình trạng buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi không chỉ gây khó chịu mà còn làm mẹ lo lắng về dinh dưỡng cho thai nhi. Tin vui là một số thực phẩm quen thuộc, dễ tìm ngay tại chợ hoặc siêu thị có thể hỗ trợ giảm ốm nghén một cách tự nhiên và an toàn.
  • Súp lơ – Loại rau “vàng” mùa đông chứa vitamin C gấp 3 lần cam, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ là loại rau quen thuộc trong mỗi bữa ăn, súp lơ – đặc biệt là súp lơ xanh – được coi là “siêu thực phẩm” dành cho phụ nữ mang thai. Ít ai ngờ rằng loại rau này chứa lượng vitamin C cao gấp ba lần cam, đồng thời cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu như folate, chất xơ, vitamin K... giúp mẹ khỏe, con phát triển toàn diện, lại cực kỳ dễ chế biến và ngon miệng.
  • Yoga giữa thai kỳ – Bí quyết giảm đau lưng và giữ dáng cho mẹ bầu

    Trong ba tháng giữa của thai kỳ, đau lưng là vấn đề phổ biến ở nhiều bà bầu. Thay vì chỉ tìm đến thuốc giảm đau, mẹ bầu có thể lựa chọn bộ bài tập yoga nhẹ nhàng, vừa giúp giảm căng cơ vùng lưng, vừa hỗ trợ sức khỏe tổng thể và duy trì vóc dáng.
  • Mẹ bầu ăn gì để da mịn, không sạm nám? 5 nhóm thực phẩm giúp “đẹp từ trong bụng”

    Nhiều mẹ bầu than phiền làn da trở nên xỉn màu, nổi mụn hoặc nám da trong thai kỳ. Thay vì phụ thuộc vào mỹ phẩm, một chế độ ăn uống khoa học có thể giúp cải thiện đáng kể vẻ ngoài của làn da từ bên trong. Dưới đây là những thực phẩm vàng giúp mẹ bầu vừa khỏe mạnh vừa giữ được làn da rạng rỡ, hồng hào suốt thai kỳ.
  • Mẹ bầu khó thở khi mang thai: trường hợp nào bất thường cần nhập viện?

    Mẹ bầu khó thở là một vấn đề sức khoẻ thường gặp trong những ngày thai kỳ. Thế nhưng có những trường hợp bất thường cần phải lưu ý dưới đây.
  • Không cần cá hồi, mẹ bầu vẫn đủ omega-3 nhờ loại hạt này

    Không cần đến các loại cá đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu vẫn có thể bổ sung omega-3 hiệu quả từ một loại hạt bé nhỏ, dễ tìm và giá cực kỳ phải chăng – đó là hạt lanh. Không chỉ giàu dinh dưỡng, hạt lanh còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và bé, được mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” trong thai kỳ hiện đại.