Viêm amidan tái phát và những điều bạn nên biết

Viêm amidan là một tình trạng sưng, đỏ, đau các khối amidan ở hầu họng và phía sau cổ họng. Vậy tình trạng viêm amidan tái phát là gì?

Bài viết dưới đây là một số điều bạn cần biết về tình trạng viêm amidan tái phát.

Viêm amidan tái phát là gì?

Viêm amidan được chia thành ba loại, dựa vào số lần xuất hiện viêm amidan và thời gian kéo dài:

  • Viêm amidan cấp tính: bao gồm các biểu hiện kéo dài từ ba ngày đến khoảng hai tuần.
  • Viêm amidan tái phát: xuất hiện khi bệnh nhân bị viêm amidan nhiều lần trong một năm.
  • Viêm amidan mãn tính: có các biểu hiện kéo dài hơn hai tuần.

Tình trạng nhiễm trùng có thể đáp ứng với kháng sinh ban đầu tuy nhiên bệnh vẫn quay trở lại. Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy về tính di truyền có thể gây ra viêm amidan tái phát. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho biết viêm amidan tái phát xảy ra nhiều hơn ở trẻ em. Trong khi đó, tình trạng viêm amidan mãn tính phổ biến hơn ở người lớn.

Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm amidan tái phát

Viêm amidan do bạch hầu được coi là một bệnh lý truyền nhiễm. Trong khi đó, viêm amidan do vi khuẩn khác gây ra thì không coi là truyền nhiễm.

Trên thực tế, viêm amidan thường do virus cytomegalo, herpes simplex, Epstein-Barr gây ra. Đối với trẻ em, viêm amidan tái phát phổ biến nhất là bởi nhiễm trùng Streptococcus pyogenes nhóm A. Nó còn được gọi là viêm họng liên cầu khuẩn. Bên cạnh đó, các vi khuẩn khác có khuynh hướng gây ra viêm amidan tái phát ở người lớn.

Bởi vậy, để hạn chế tình trạng viêm amidan tái phát, chúng ta cần rửa tay thường xuyên, hạn chế tiếp xúc gần, không dùng chung cốc hoặc các dụng cụ cá nhân khác để ngăn ngừa lây nhiễm với người đang mắc bệnh.

Một số triệu chứng có thể gặp về tình trạng viêm amidan tái phát

Các biểu hiện của chứng viêm amidan tái phát cũng giống nhau trong các lần cấp, bao gồm:

  • Viêm và sưng amidan
  • Có cảm giác đau họng hoặc đau cổ
  • Bề mặt amidan đỏ hay có giả mạc vàng, trắng
  • Xuất hiệu triệu chứng phồng rộp hoặc lở loét trên cổ họng
  • Các tuyến bạch huyết ở cổ sưng to
  • Khàn giọng hoặc mất giọng
  • Bị đau đầu
  • Ăn không ngon, ăn kém
  • Đau lan lên tai
  • Có cảm giác khó nuốt
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Hôi miệng

Các chẩn đoán và xét nghiệm

Chẩn đoán viêm amidan tái phát hầu hết đều liên quan tới bệnh sử lặp đi lặp lại nhiều lần. Ngoài ra, việc thăm khám lâm sàng cùng các biểu hiện tại chỗ và toàn thân là thiết yếu để ngăn ngừa khả năng mắc các bệnh lý khác. Bởi vậy, bác sĩ chuyên khoa sẽ khám bằng đèn hay nội soi họng, khám vùng cổ và dưới hàm để kiểm tra các hạch bạch huyết bị viêm.

Các xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán bao gồm

  • Xét nghiệm sự có mặt của streptococcus tan huyết nhóm A
  • Phết họng để cấy vi khuẩn

Cách điều trị và chăm sóc viêm amidan

  • Điều trị viêm amidan do virus: cố gắng nâng cao sức khỏe tổng thể, tăng cường sức đề kháng đồng thời điều trị triệu chứng bao gồm hạ sốt và giảm đau.
  • Điều trị viêm amidan do vi trùng: sử dụng kháng sinh thích hợp theo chỉ định của bác sĩ.

Dưới đây là một số điều trị hỗ trợ:

  • Bệnh nhân cần nghỉ ngơi tại chỗ
  • Lưu ý hoạt động nhẹ nhàng
  • Uống nước ấm để giảm đau họng
  • Bổ sung các loại thực phẩm mềm mịn, như ăn súp, bột, cháo xay trong thực đơn
  • Súc miệng bằng nước muối ấm.

Nguồn : bau.vn

  • Tập luyện không chỉ dáng đẹp – còn giúp da sáng mịn bất ngờ!

    Chúng ta thường biết đến lợi ích của vận động đối với sức khỏe tim mạch, cân nặng hay tinh thần. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng việc duy trì thói quen vận động đều đặn còn mang lại một “tác dụng phụ” tuyệt vời: làn da sáng khỏe, tươi tắn từ bên trong. Vậy cơ chế nào khiến việc vận động giúp cải thiện làn da? Hãy cùng tìm hiểu.
  • Matcha và nguy cơ thiếu máu: Sự thật cần biết trước khi uống mỗi ngày

    Matcha – loại bột trà xanh nổi tiếng của Nhật Bản – từ lâu đã được yêu thích nhờ hương vị đặc trưng và các lợi ích sức khỏe như chống oxy hóa, tăng cường năng lượng và hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số lo ngại rằng việc tiêu thụ matcha quá thường xuyên có thể gây thiếu máu do thiếu sắt. Liệu điều này có cơ sở khoa học?
  • Lối đi riêng cho người dễ béo: Mẹo giảm cân khoa học an toàn

    Giảm cân vốn đã là một hành trình gian nan, nhưng với những người có cơ địa dễ tăng cân – hay còn gọi là “dễ hấp thu, khó tiêu hao” – thì cuộc chiến với cân nặng càng trở nên cam go hơn. Tuy nhiên, với những chiến lược khoa học và kỷ luật hợp lý, bạn hoàn toàn có thể làm chủ vóc dáng của mình.Dưới đây là một số mẹo giảm cân hiệu quả dành riêng cho người có cơ địa dễ tăng cân:
  • Thức uống rẻ tiền nhưng lợi hại: Nước dừa và loạt công dụng ít ai ngờ

    Trong những ngày hè oi bức hoặc sau một buổi vận động mệt nhoài, một ly nước dừa mát lạnh có thể khiến bạn lập tức thấy khỏe khoắn và tỉnh táo hơn. Nhưng ít ai biết rằng, nước dừa không chỉ là thức uống giải khát thông thường, mà còn là một "thức uống tự nhiên kỳ diệu" nhờ hàm lượng dinh dưỡng đa dạng và lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.
  • Nên làm gì để cơ thể phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm ?

    Khi bị cúm, cơ thể cần năng lượng để chiến đấu với virus.Vậy nên,để cơ thể phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm, bạn có thể làm những việc sau:
  • Đừng uống nước dứa tùy tiện! Đây là thời điểm tốt nhất theo chuyên gia dinh dưỡng

    Dứa (hay còn gọi là thơm, khóm) không chỉ là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon mà còn là “kho dinh dưỡng” tự nhiên với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Uống nước dứa mang lại nhiều công dụng như tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, làm đẹp da và kháng viêm. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa các lợi ích này, việc lựa chọn thời điểm uống nước dứa rất quan trọng.