Trẻ uống sữa trước hay ăn sáng trước mới tốt, chưa chắc bố mẹ đã biết câu trả lời

Nhầm lẫn thứ tự uống sữa trước hay ăn sáng trước là tốn sữa tốn cơm mà không hấp thu hiệu quả.

Bữa sáng cho trẻ là một trong những vấn đề mà các bà mẹ quan tâm rất nhiều bởi xét cho cùng nó liên quan đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Ai cũng hiểu, với trẻ sơ sinh, sữa mẹ hoặc sữa công thức là thức ăn chủ yếu. Nhưng khi bé lớn hơn một chút, đến giai đoạn ăn dặm, trẻ sẽ phải bắt đầu làm quen với nhiều loại thức ăn. Đó cũng là lúc các bà mẹ phải quan tâm tới việc cho trẻ ăn gì, ăn như thế nào để tốt cho sức khỏe.

Không phải bà mẹ nào cũng có đủ kiến thức để hiểu nên cho trẻ ăn như thế nào cho khoa học. Đơn giản như bữa sáng, sau khi trẻ thức dậy, việc cho trẻ uống sữa trước hay ăn cháo, bột trước cũng là điều khiến mọi người phải đau đầu. Điều này có những quy tắc mà các bà mẹ không nên nhầm lẫn.

Trẻ uống sữa trước hay ăn sáng trước mới tốt, chưa chắc bố mẹ đã biết câu trả lời - ảnh 1

Sau khi trẻ thức dậy, việc cho trẻ uống sữa trước hay ăn cháo, bột trước cũng là điều khiến mọi người phải đau đầu. Điều này có những quy tắc mà các bà mẹ không nên nhầm lẫn.

Trẻ uống sữa hay ăn sáng trước?

Tại sao nhiều người khuyên không nên cho trẻ uống sữa khi đói bụng?

Trên thực tế, khi thức dậy vào buổi sáng, dạ dày thường đang trống không, không có thức ăn. Hàm lượng nước trong sữa rất cao, nếu uống lúc đói, dịch vị sẽ bị loãng dẫn đến khó tiêu, tiêu chảy nặng. Không chỉ vậy, buổi sáng trẻ sẽ hay đi tiểu, uống sữa luôn khi trẻ đi tiểu sẽ không kịp giữ lại trong dạ dày, đi theo đường nước tiểu nên không có lợi cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng, khiến việc bổ sung chất cho trẻ phát triển và tăng trưởng không hiệu quả.

Tuy nhiên, việc cho trẻ uống sữa trước hay sau ăn cần phải được áp dụng với trẻ linh động theo các độ tuổi khác nhau.

– Trẻ em dưới 1 tuổi:

Trong giai đoạn này, trẻ còn khá nhỏ và thức ăn chính của trẻ là sữa. Dù được bổ sung thêm đồ ăn dặm thì sữa vẫn là nguồn thức ăn mang lại dinh dưỡng nhiều cho trẻ. Ở độ tuổi này, trẻ sẽ bú sữa vào ban đêm, không có chuyện trẻ trống rỗng bụng sau cả 1 đêm dài. Do đó, trẻ hoàn toàn có thể uống sữa ngay sau khi thức dậy.

Trẻ uống sữa trước hay ăn sáng trước mới tốt, chưa chắc bố mẹ đã biết câu trả lời - ảnh 2

Dưới 1 tuổi, trẻ sẽ bú sữa vào ban đêm, không có chuyện trẻ trống rỗng bụng sau cả 1 đêm dài. Do đó, trẻ hoàn toàn có thể uống sữa ngay sau khi thức dậy.

– Trẻ từ 1 – 3 tuổi:

Trẻ đã cai sữa vào ban đêm: Lúc này bé đã bắt đầu lấy thức ăn bổ sung là nguồn thức ăn chính, mang lại dinh dưỡng chính nhưng vẫn bú mẹ hoặc uống sữa bột hàng ngày. Nếu trẻ đã cai không uống sữa vào ban đêm, khi ngủ dậy dạ dày đang trống không thì không nên cho trẻ uống sữa luôn mà cho ăn trước.

Trẻ chưa cai sữa đêm: Nếu trẻ vẫn bú sữa từ 1 – 3 lần trong đêm, buổi sáng ngủ dậy không được coi là bụng đói. Lúc này có thể căn cứ vào sở thích của bé, nếu bé thích uống sữa ngay sau khi ngủ dậy thì có thể cho bé uống, còn nếu trẻ thích ăn trước thì chiều theo sở thích, đảm bảo sự thoải mái, dễ chịu cho bé.

– Trẻ em trên 3 tuổi:

Trẻ uống sữa trước hay ăn sáng trước mới tốt, chưa chắc bố mẹ đã biết câu trả lời - ảnh 3

Với các bé trên 3 tuổi, mẹ nên cho bé ăn sáng trước

Lúc này hầu hết các bé đều đã cai sữa, nếu uống sữa đầu buổi sáng, cơ thể chưa kịp thính ứng, do đó nên ăn dặm trước sẽ tốt hơn. Không những thế nếu uống sữa trước trẻ sẽ no bụng, trẻ sẽ ngại ăn, cơ thể trẻ lúc này cần chế độ dinh dưỡng nhiều để phát triển, nếu trẻ không chịu ăn cơ thể sẽ chậm lớn.

Như vậy mới nói, nuôi con mà không tỉ mỉ thì chỉ một chút nhầm lẫn thôi cũng gây ra bao tác hại cho con. Vì dinh dưỡng cho con là nhất nên Bầu hy vọng ba mẹ ghi nhớ đúng thứ tự này ngay từ hôm nay nhé.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Bỏ túi ngay những mẹo đơn giản cải thiện tình trạng kén ăn ở trẻ

    Bỏ túi ngay những mẹo đơn giản cải thiện tình trạng kén ăn ở trẻ

    Trẻ biếng ăn, kén ăn là nỗi lo muôn thuở của các bậc cha mẹ. Mỗi bữa ăn như một “cuộc chiến”, ép hoài con vẫn lắc đầu, la khóc, ngậm mãi không chịu nuốt. Nhưng mẹ ơi, đừng vội lo lắng hay mất kiên nhẫn! Có thể chỉ cần thay đổi vài mẹo nhỏ trong cách chế biến, trình bày và tạo thói quen ăn uống là bé sẽ hợp tác hơn hẳn.Cùng “bỏ túi” những mẹo cực đơn giản nhưng hiệu quả dưới đây để cải thiện tình trạng kén ăn ở trẻ nhé!
  • Trẻ nên ăn gì để tăng chiều cao ? Những thực phẩm cho chiều cao lý tưởng

    Trẻ nên ăn gì để tăng chiều cao ? Những thực phẩm cho chiều cao lý tưởng

    Chiều cao không chỉ là yếu tố di truyền mà còn chịu ảnh hưởng lớn từ dinh dưỡng và lối sống. Trong “cuộc đua” phát triển toàn diện của trẻ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng hàng đầu – đặc biệt là trong giai đoạn vàng từ 0–18 tuổi. Vậy trẻ nên ăn gì để tăng chiều cao một cách tối ưu? Dưới đây là những thực phẩm cha mẹ không nên bỏ qua.
  • Những bệnh truyền nhiểm cực kì nguy hiểm cho trẻ mà ba mẹ nên lưu ý

    Những bệnh truyền nhiểm cực kì nguy hiểm cho trẻ mà ba mẹ nên lưu ý

    Dưới đây là những bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm cho trẻ mà ba mẹ nhất định phải lưu ý để phòng tránh và xử lý kịp thời:
  • Những dấu hiệu nào giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao ?

    Những dấu hiệu nào giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao ?

    EQ (Emotional Quotient) hay chỉ số cảm xúc, là khả năng nhận thức và điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác. Một đứa trẻ có EQ cao sẽ biết cách hiểu và quản lý cảm xúc của mình, đồng thời có khả năng hòa nhập xã hội tốt hơn. Dưới đây là những dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao từ khi còn nhỏ.
  • Làm sao để nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý ?

    Làm sao để nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý ?

    Tăng động giảm chú ý (ADHD - Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là một rối loạn phát triển thần kinh phổ biến ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến khả năng tập trung, kiểm soát hành vi và mức độ hoạt động. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý:
  • Đừng nuôi dạy con theo cách này

    Đừng nuôi dạy con theo cách này

    Cha mẹ được coi là những người giữ vai trò định hướng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Họ là những người chăm sóc chính, người sẽ nuôi dạy con nhỏ những giá trị của cuộc sống và giúp chúng hình thành nhân cách của mình. Tuy nhiên, không phải tất cả các bậc cha mẹ đều tuyệt vời và một số kiểu cha mẹ độc hại có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống của con cái họ.