3 điều cấm kỵ tuyệt đối không được làm trước khi tiêm vắc xin Covid-19: Nếu lỡ làm phải báo với bác sĩ ngay để tránh nguy hiểm đến tính mạng

Trước khi tiêm phòng vắc xin Covid-19, có 3 việc chúng ta cần lưu ý không được làm, để tránh những sai lầm đáng tiếc xảy ra.

Trong diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, việc tiêm vắc xin Covid-19 đang được đẩy nhanh tốc độ. Trước khi được tiêm vắc xin bạn cần chú ý những điều cấm kỵ sau đây.

3 điều tuyệt đối không nên làm trước khi tiêm vắc xin Covid-19

1. Tránh dùng steroid trước tiêm vắc xin Covid-19

Các chuyên gia y tế khuyến cáo tránh dùng steroid một tuần trước khi tiêm chủng. Các steroide như prednisone và dexamethasone thường dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý tự miễn khác.

Không nên dùng steroid một tuần trước, hiện tại và sau khi tiêm chủng, vì steroid ức chế mạnh quá trình viêm và có thể làm suy giảm miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm đáp ứng đối với vắc xin Covid-19.

Bạn cần thông báo về kế hoạch tiêm vắc xin nCov cho bác sĩ điều trị bệnh của mình. Nếu đang sử dụng thuốc steroid, bác sĩ có thể kê toa những thuốc có tác dụng tương tự, nhưng không làm ức chế miễn dịch cơ thể.

2. Không nên dùng thuốc giảm đau trước khi tiêm vắc xin nCov

Các chuyên gia khuyên không nên dùng các thuốc giảm đau không kê đơn như: Ibuprofen hay non-steroide ngay trước khi tiêm vắc xin nCov vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin.

Ibuprofen là thuốc chống viêm, ngăn cản nỗ lực của vắc xin trong việc huấn luyện hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với virus bằng cách làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể.

Nếu xuất hiện các phản ứng phụ sau khi tiêm như: Đau cánh tay, ớn lạnh và đau cơ…, đó là do hệ thống miễn dịch đang học cách tạo ra các kháng thể chống lại virus.

3. Không uống rượu bia trước ngày tiêm

Không chỉ có vậy, trong thời kỳ đại dịch, các chuyên gia khuyến cáo tránh uống rượu bia để tối ưu hóa sức khỏe. Giữ sức khỏe tốt nhất giúp hệ thống miễn dịch của bạn ở trạng thái tốt nhất, giúp chống lại vi rút nếu bạn bị phơi nhiễm hoặc giúp tạo ra kháng thể chống lại vi rút khi bạn tiêm chủng.

Những thông tin lưu ý khi đi tiêm vắc xin Covid-19

Chuẩn bị các giấy tờ, thông tin cá nhân: Những giấy tờ chứng minh độ tuổi, công việc để chứng minh bạn đến lượt và được quyền ưu tiên tiêm vắc xin. Khai báo các thông tin cá nhân trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.

Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ liên quan sức khỏe của người tiêm: Nếu người tiêm có sẵn các bệnh nền như: Tim mạch, đái tháo đường, bệnh thận mạn, béo phì, dị ứng thuốc…, cần xuất trình bằng chứng rằng có bệnh lý đó và xin tư vấn bác sĩ trước khi tiêm.

Đi tiêm đúng ngày, giờ hẹn và tuân thủ thực hiện 5K: Đến chính xác địa điểm và đúng giờ, tránh bị chậm trễ, ùn tắc trong đám đông. Nó sẽ quan trọng khi tới các điểm tiêm chủng mở rộng. Người được tiêm cần quan sát những người cùng đi tiêm, nhằm giữ khoảng cách tối thiểu theo khuyến cáo và thực hiện 5K.

Nên tiêm vào cánh tay không thuận để các hoạt động sau tiêm sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn.

Chủ động tìm hiểu rõ các thông tin về phản ứng phụ của vắc xin trước khi tiêm. Sau khi tiêm phải đợi ít nhất 30 phút để xem có phản ứng hay gặp tác dụng phụ nghiêm trọng nào hay không. Nếu có bất cứ triệu chứng nào phải báo ngay cho bác sĩ tại nơi tiêm.

Lưu giữ giấy xác nhận tiêm vắc xin phòng COVID-19. Không nên lái xe ngay sau khi tiêm vắc xin để phòng những tình huống bất ngờ. Cập nhật trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử các phản ứng sau tiêm gặp phải nếu có. Không bôi, đắp thuốc hoặc bất cứ thứ gì lên vết tiêm. Ghi nhớ tên, địa chỉ, số điện thoại của bác sĩ theo dõi và cơ sở y tế cần liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.

 

 

Nguồn : bau.vn

  • Người bị viêm khớp tuyệt đối tránh 5 loại thực phẩm sau

    Viêm khớp đặc trưng bởi tình trạng gây ra các cơn đau nhức khó chịu cho người bệnh, về lâu dài có thể gây suy nhược. Vậy nên, người bệnh cần hạn chế các thực phẩm làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm khớp.
  • Sử dụng thực phẩm chức năng sai cách tiềm ẩn rủi ro khôn lường

    Ngộ độc vitamin do dùng quá liều Một số thực phẩm chức năng vitamin, đặc biệt là các loại tan trong dầu (A, D, E, K), có thể tích tụ trong cơ thể và gây ngộ độc nếu dùng quá nhiều. Ví dụ nếu thừa vitamin A sẽ gây tổn thương gan, gãy xương. Thừa vitamin D có thể tổn thương thận do tăng canxi máu. Do đó để phòng ngừa những tổn thương này, bạn cần tuân thủ liều lượng khuyến cáo, không tự ý dùng liều cao trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Tương tác thuốc Một số thực phẩm chức năng có thể tương tác với thuốc kê đơn, làm giảm hiệu quả hoặc gây tác dụng phụ. Ví dụ một số thực phẩm chức năng như St. John’s Wort có thể làm giảm hiệu quả thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai. Vitamin K có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu. Vì vậy khi bạn đang sử dụng thực phẩm chức năng mà bị bệnh nên thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại mà bạn đang dùng, đặc biệt khi đang điều trị bệnh. Tác dụng phụ […]
  • Cảnh báo chất cực độc có trong quả dư

    Trái dư hay còn gọi là cà vú có sắc vàng ươm, bắt mắt, rất hợp để bày biện trên mâm ngũ quả của gia đình bạn vào dịp Tết nhưng chứa chất cực độc, có thể gây chết người.
  • Bật mí công dụng tuyệt vời khi uống nước chanh ấm vào buổi sáng

    Chuyên gia dinh dưỡng Isabel Smith, người sáng lập Trung tâm dinh dưỡng Isabel Smith Nutrition and Lifestyle (Mỹ), cho biết nước chanh ấm tạo cảm giác dễ chịu, giúp kích thích tiêu hóa.
  • 7 điều tuyệt đối "cấm kị" khi uống trà xanh

    Trà xanh giàu chống oxy hóa, hỗ trợ chữa lành vết thương, cải thiện tình trạng tim mạch, tăng cường miễn dịch. Để tối ưu hiệu quả, tránh tác dụng không mong muốn, người uống trà xanh nên lưu ý một số điều dưới đây.
  • Bạn có thể sống đến 100 tuổi nếu ăn thêm những loại thực phẩm đơn giản này

    Theo những người sống thọ nhất thế giới, việc bổ sung các loại đậu vào chế độ ăn có thể giúp bạn sống lâu trăm tuổi