4 điều cần ghi nhớ về hạt sen kẻo rước họa vào thân

Hạt sen được coi là vị thuốc quý chữa nhiều bệnh đặc biệt là tác dụng an thần, ngủ ngon. Tuy nhiên, nhiều người mắc sai lầm khi sử dụng mà không hề biết.

Từ lâu, dân gian đã chế biến hạt sen (liên nhục) thành nhiều món ăn bổ dưỡng như chữa bệnh như mứt sen, chè sen, thịt gà hầm hạt sen, móng giò hầm hạt sen… vừa ngon miệng, hấp dẫn lại có giá trị dinh dưỡng cao.

Công dụng của hạt sen

Trong liên nhục có chứa hàm lượng các chất protein, magie, kali và phốt pho cao. Trong khi hàm lượng mỡ bão hòa, natri và cholesterol lại rất thấp. Hạt sen có tác dụng an thần, chữa thiếu máu, kém ăn, bồi dưỡng cho phụ nữ sau sinh, giảm khát mùa hè, chữa tiêu chảy kéo dài, bệnh suy dinh dưỡng.

hat sen

Tuy vậy, nếu dùng sai cách có thể sẽ phản tác dụng, đặc biệt đối với 4 nhóm người sau.

Nhóm người không nên sử dụng hạt sen

1. Trẻ nhỏ

Liên nhục chứa nhiều dinh dưỡng nhưng trẻ nhỏ ăn sẽ gây khó tiêu. Bởi, hệ tiêu hóa của trẻ còn quá non nớt nên không thể hấp thụ được hết các chất. Thậm chí, có thể gây dị ứng và mẩn đỏ.

hat sen

Do đó, bạn không nên nấu cháo hoặc sử dụng liên nhục chế biến món ăn cho trẻ nhỏ có thể gây đầy bụng, khó tiêu và biếng ăn.

2. Người bị bệnh tim mạch

Trong tâm sen có chứa độc tính lkaloid nên không dùng được cho người bị bệnh tim mạch. Nếu muốn sử dụng liên nhục làm thuốc thì phải khử độc. Có thể khử độc bằng cách sao tâm sen ngả màu vàng nhưng không cháy để độc tố thoát hết ra ngoài.

Sau đó nếu muốn dùng cũng phải chú ý liều dùng và không nên dùng lâu dài. Những người bị bệnh tim khi dùng liên nhục nhất định phải loại bỏ tâm sen hoặc dùng tâm sen với lượng vừa phải.

3. Người bị mất ngủ

Những người bị mất ngủ thường dùng liên nhục để điều trị chứng bệnh này. Tuy nhiên, trên thực tế thì hạt sen không hề có tác dụng chữa mất ngủ.

hat sen

Trong liên nhục gồm hai thành phần là hạt và tâm sen. Búp trong hạt sen được gọi là tâm sen mới là thành phần có tác dụng chữa mất ngủ. Nếu bạn muốn dùng hạt sen để chữa mất ngủ thì chỉ cần dùng phần tâm sen. Tuy nhiên cũng không nên dùng một cách tùy tiện.

4. Người bị rối loạn tiêu hóa

Liên nhục có tính bình, không độc nên dùng với lượng vừa phải sẽ có tác dụng kiện tỳ – kích thích tiêu hóa hay chữa các bệnh đường tiêu hóa.

Ngược lại, nếu sử dụng không đúng cách hoặc dùng quá liều thì sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Nguyên nhân là bởi trong hạt sen có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất. Trong khi đang bị rối loạn tiêu hóa nếu dùng sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng hấp thu khó khăn hơn.

 

Nguồn : bau.vn

  • Không cần kháng sinh nhân tạo, bạn đã có 10 “thần dược” từ bếp nhà

    Không cần kháng sinh nhân tạo, bạn đã có 10 “thần dược” từ bếp nhà

    Trong khi kháng sinh tổng hợp ngày càng bị lạm dụng và gây ra tình trạng kháng thuốc, thì thiên nhiên lại ban tặng cho chúng ta nhiều thực phẩm có tính kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên rất hiệu quả. Dưới đây là 10 loại “kháng sinh xanh” bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày để hỗ trợ hệ miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Rèn luyện 5 thói quen buổi sáng này để giúp thanh lọc cơ thể

    Rèn luyện 5 thói quen buổi sáng này để giúp thanh lọc cơ thể

    Rèn luyện những thói quen buổi sáng là cách tuyệt vời để thanh lọc cơ thể, tăng cường sức khỏe và khởi động một ngày mới đầy năng lượng. Dưới đây là 5 thói quen buổi sáng giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả:
  • Những thói quen nào của người Việt sau khi ăn đang âm thầm hủy hoại sức khỏe ?

    Những thói quen nào của người Việt sau khi ăn đang âm thầm hủy hoại sức khỏe ?

    Sau bữa ăn, nhiều người Việt thường duy trì một số thói quen tưởng chừng vô hại nhưng thực tế có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Dưới đây là một số thói quen phổ biến cần lưu ý:
  • Món ăn, bài thuốc hay từ ngải cứu

    Món ăn, bài thuốc hay từ ngải cứu

    Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, được sử dụng để chữa trị trong các trường hợp: phụ nữ kinh nguyệt không đều, ghẻ lở, viêm da, dị ứng, viêm gan, trừ giun, điều hòa khí huyết, ôn kinh, an thai, đau bụng do lạnh, nôn mửa, kiết lỵ…
  • Cảnh báo lối sống

    Cảnh báo lối sống "cú đêm" cực kì gây hại cho sức khỏe

    Tại Việt Nam, lối sống "cú đêm" đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt trong giới trẻ. Sự phát triển của công nghệ, áp lực công việc, học tập, cùng với sự hấp dẫn của các hoạt động giải trí về đêm đã khiến nhiều người trẻ hình thành thói quen thức khuya.
  • Xông phòng bằng gừng tươi, bồ kết, chanh... ngăn ngừa cúm

    Xông phòng bằng gừng tươi, bồ kết, chanh... ngăn ngừa cúm

    Dược liệu chứa tinh dầu như: Cây sả, chanh, quế, mùi, bưởi, tràm gió, gừng tươi, kinh giới, tía tô, Bồ Kết… hoặc chế phẩm tinh dầu của các loại dược liệu này có thể sử dụng xông phòng, ngăn ngừa cúm.