Sức đề kháng chính là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Chính vì thế, chúng ta cần bổ sung các thực phẩm tăng cường đề kháng để bảo vệ sức khỏe.
1. Các loại trái cây họ quýt
Vitamin C chính là chìa khóa để tăng cường sức đề kháng, bởi làm tăng sự sản xuất bạch cầu. Các trái cây chứa nhiều vitamin C bao gồm bưởi, những quả thuộc họ cam, quýt, chanh… Do vitamin C không được dự trữ trong cơ thể nên việc bổ sung phải đều đặn hàng ngày. Đối với người đau dạ dày có thể bổ sung vitamin C bằng một số loại như ổi, đu đủ, rau cải thìa, bắp cải, rau mầm…Bổ sung vitamin tăng sức đề kháng bằng cách thêm trái cây vào khẩu phần ăn là vô cùng cần thiết.
2. Thực phẩm tăng cường đề kháng – Sữa chua
Đường ruột không khỏe mạnh có thể gây ra chứng khó tiêu, giảm khả năng miễn dịch, hội chứng ruột kích thích và các bệnh khác. Sữa chua là một nguồn cung cấp lợi khuẩn probiotic tốt nhất có thể cải thiện đường ruột và làm dịu hệ tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột.
Hãy dùng các loại sữa chua có các lợi khuẩn được ghi trên nhãn mác vì những lợi khuẩn này giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Tránh các loại sữa chua có nhiều đường. Bạn có thể làm sữa chua tại nhà bằng trái cây và thêm vào đó 1 ít mật ong. Sữa chua cũng chính là nguồn vitamin D tuyệt vời, vì vitamin D cũng chính là chất kích hoạt hiệu quả cho một hệ miễn dịch hoàn hảo.
3. Các loại rau lá màu xanh
Các loại rau xanh như rau chân vịt, cải xoăn, rau diếp, cải xanh và bắp cải chứa nhiều chất chống oxy hóa. Những loại rau này là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Chất xơ có thể giúp duy trì lượng đường trong máu và có thể duy trì sức khỏe. Chúng có thể ngăn bạn ăn quá đà, giúp bạn no lâu và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Chất xơ có thể làm dịu quá trình tiêu hóa bằng cách điều chỉnh nhu động ruột.
4. Thực phẩm tăng cường đề kháng – Qủa mọng
Những quả mọng đẹp và nhiều màu sắc chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể kiểm soát các gốc tự do bằng cách bảo vệ tế bào trong cơ thể cũng như tăng cường khả năng miễn dịch. Bạn có thể ăn dâu tây, việt quất, nam việt quất, dâu tằm… hàng ngày.
Quả mọng là nguồn chất chống oxy hóa dồi dào, bao gồm các chất anthocyanins, axit ellagic và resveratrol. Các hợp chất thực vật này giúp bảo vệ các tế bào của cơ thể và giảm nguy cơ mắc bệnh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chất chống oxy hóa trong quả mọng giúp giảm stress oxy hóa.
Đồng thời, nó giúp giảm lượng đường trong máu và phản ứng với insulin đối với những bữa ăn nhiều carb. Những tác động này gặp cả ở người khỏe mạnh và người bị kháng insulin.
Đối với mùa dịch, chúng ta càng phải tăng cường sức đề kháng để phòng chống dịch bệnh. Đặc biệt, kết hợp với chế độ ăn khoa học, sinh hoạt lành mạnh, hợp lý để bảo vệ bản thân.
Nguồn : bau.vn