5 bước từ đơn giản đến nâng cao hướng dẫn trẻ trượt patin

Trượt patin vừa là một loại hình vận động thể chất vừa là hoạt động vui chơi thú vị dành cho trẻ em lẫn người lớn.

Bài viết dưới đây của bau.vn sẽ gợi ý cho bố mẹ 5 bước từ đơn giản tới nâng cao để hướng dẫn trẻ trượt patin. Cùng theo dõi nhé!

Hướng dẫn trượt patin cần bắt đầu từ việc cho trẻ làm quen với tư thế đúnghuong dan tre truot patin

Yêu cầu trẻ khuỵu gối và hơi nghiêng người về phía trước. Tư thế này sẽ dồn lực xuống dưới chân và giúp trẻ giữ thăng bằng tốt hơn khi đang đeo giày trượt patin. Bạn có thể dành 5 – 10 phút để giúp trẻ quen với tư thế này bằng cách yêu cầu trẻ liên tục thay đổi từ tư thế đứng thẳng sang tư thế gập gối, nghiêng người về trước.

Cho trẻ bước đi trên đôi giày trượt patin

Sau khi trẻ quen với tư thế chuẩn bị trượt patin thì bạn chuyển sang yêu cầu trẻ đặt gót chân quay vào trong và ngón chân hướng ra để hai bàn chân tạo thành hình chữ V. Tiếp theo, yêu cầu trẻ nhấc từng chân một để đi về trước.

Bất cứ lúc nào trẻ có dấu hiệu té ngửa về sau, bạn hãy nhắc trẻ gập gối xuống theo tư thế ngồi xổm và hơi nghiêng về trước để giữ thăng bằng. Mặc dù việc bước đi sẽ có chút nặng nề và khó khăn nhưng đây lại là cách giúp trẻ làm quen với việc di chuyển bằng giày patin và giữ thăng bằng.

Hướng dẫn trẻ cách trượt patinhuong dan tre truot patin

Trong khi trẻ vẫn đang bước đi bằng giày trượt patin nhưng đã ổn định hơn về khả năng giữ thăng bằng, bạn có thể khuyến khích trẻ cố gắng trượt patin về phía trước với một chân trước khi nhấc chân kia lên.

Nếu trẻ có thể làm được, bạn hãy yêu cầu trẻ trượt patin về phía trước bằng chân trước và dùng chân sau để đẩy người lướt đi thay vì nhấc chân đi bộ như trước đó. Ngoài ra, trong quá trình trẻ tập trượt patin bằng một chân, hãy yêu cầu trẻ nhấc chân còn lại lên khỏi mặt đất để không cản trở chân trước chuyển động và luân phiên đổi chân qua lại. Trong quá trình này, bạn có thể nắm tay của trẻ để giúp con tự tin lướt đi trước khi có thể tự trượt patin một mình.

Dạy trẻ cách dừng lại khi trượt patin

Tùy thuộc vào loại giày patin mà bạn có thể dạy trẻ dừng lại bằng mũi giày hoặc gót giày. Đầu tiên, yêu cầu trẻ khuỵu gối, nghiêng người về phía trước và đặt hai bàn tay lên đầu gối. Tiếp theo, hướng dẫn trẻ dừng lại đúng cách bằng gót chân hoặc mũi chân (tùy thuộc vào loại giày patin). Bạn nên nhắc nhở trẻ thường xuyên về việc ấn mũi chân/ gót chân một cách nhanh chóng và tự tin để tránh bị té ngã.

Mẹo nhỏ để luyện tập cách dừng lại khi hướng dẫn trượt patin cho trẻ đó là chơi trò chơi. Bạn hãy vẽ một vạch trắng trên sân, bạn và trẻ đứng cách vạch trắng khoảng vài mét. Luật chơi là cả hai cùng trượt patin về trước và phải dừng lại kịp thời trước khi chạm đến vạch. Trò chơi này vừa giúp trẻ học được kỹ năng quan trọng khi trượt patin vừa không bị căng thẳng khi luyện tập nên bạn có thể thử nhé!

Hướng dẫn trượt patin cho trẻ ở mức độ nâng cao hơnhuong dan tre truot patin

Khi trẻ đã có thể giữ thăng bằng và trượt patin một mình, bạn hãy dạy trẻ cách trượt nâng cao hơn chẳng hạn như rẽ trái, rẽ phải, xoay vòng hoặc trượt lùi về phía sau. Kỹ năng này thường phụ thuộc vào cách mà trẻ kiểm soát cơ thể nên sẽ cần có thời gian. Nếu trẻ cảm thấy khó khăn, bạn hãy khuyến khích trẻ trượt patin thật chậm và luyện tập nhiều hơn để đạt được thành quả như mong muốn.

Đối với quá trình hướng dẫn trượt patin cho trẻ em, có thể cả bạn và bé đều cần phải có sự kiên nhẫn. Hơn nữa, mọi trường hợp té ngã khi chơi trượt patin là rất bình thường, dù là người lớn hay trẻ nhỏ thì cũng không tránh khỏi vấn đề này.

Vì vậy, thái độ của ba mẹ đối với việc con té ngã là rất quan trọng. Bạn không nên tỏ ra lo lắng thái quá hoặc phê bình trẻ. Điều bạn cần làm nhất khi hướng dẫn trượt patin cho trẻ là truyền đi năng lượng tích cực cho con và giúp trẻ thả lỏng, thư giãn trong những buổi học hoặc luyện tập, không chỉ là trượt patin mà còn có thể là bất kỳ bộ môn nào.

Nguồn : bau.vn

  • Sôcôla và sức khỏe răng miệng trẻ: Ngọt miệng, hại răng?

    Sôcôla và sức khỏe răng miệng trẻ: Ngọt miệng, hại răng?

    Sôcôla là món khoái khẩu của nhiều trẻ em nhờ vị ngọt ngào, béo ngậy. Tuy nhiên, đằng sau những viên kẹo hấp dẫn là mối nguy hại tiềm ẩn đối với sức khỏe răng miệng, đặc biệt là men răng và nướu – hai yếu tố quan trọng giúp bảo vệ hàm răng đang phát triển của trẻ.
  • Bác sĩ dinh dưỡng cảnh báo: Nhiều cha mẹ bỏ sót dưỡng chất quan trọng khi con dậy thì

    Bác sĩ dinh dưỡng cảnh báo: Nhiều cha mẹ bỏ sót dưỡng chất quan trọng khi con dậy thì

    Tuổi dậy thì là giai đoạn “vàng” để trẻ phát triển mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ và cảm xúc. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm cơ thể trẻ có nhu cầu dinh dưỡng tăng cao hơn bình thường. Nếu không được bổ sung đúng và đủ dưỡng chất, trẻ có thể đối mặt với nhiều vấn đề như chậm phát triển chiều cao, dễ mệt mỏi, nổi mụn, rối loạn nội tiết hoặc rối loạn kinh nguyệt.Dưới đây là 6 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng nhất mà cha mẹ cần đặc biệt chú ý trong thực đơn hằng ngày của trẻ dậy thì:
  • Cha mẹ nên biết: 10 thực phẩm phổ biến có thể gây hại cho trẻ nhỏ

    Cha mẹ nên biết: 10 thực phẩm phổ biến có thể gây hại cho trẻ nhỏ

    Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ em. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, nhiều loại thực phẩm tiện lợi, bắt mắt lại đang âm thầm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là 10 loại thực phẩm mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên cho trẻ em ăn thường xuyên để tránh nguy cơ béo phì, rối loạn tiêu hóa, suy giảm miễn dịch và các bệnh mãn tính về lâu dài.
  • Những kiến thức phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ tại nhà hiệu quả

    Những kiến thức phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ tại nhà hiệu quả

    Bài viết dưới đây của Bau.vn là những kiến thức phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ ngay tại nhà hiệu quả dành. Bố mẹ hãy lưu ngay lại nhé!
  • Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Trong hành trình nuôi dạy con, giao tiếp không đơn thuần là trao đổi thông tin mà còn là sợi dây kết nối cảm xúc giữa cha mẹ và con cái. Nhiều bậc phụ huynh thường than phiền: “Con không chịu nói chuyện với mình”, “Con chỉ thích nói chuyện với bạn bè”... Nhưng ít ai biết rằng, để trẻ mở lòng, điều quan trọng không nằm ở việc hỏi, mà ở cách chúng ta lắng nghe.Dưới đây là những bí quyết vàng từ các chuyên gia tâm lý – giáo dục giúp cha mẹ giao tiếp với con hiệu quả và đầy yêu thương:
  • 3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    Tình yêu thương con cái là bản năng tự nhiên của cha mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự chia sẻ toàn bộ cảm xúc, lo toan hay áp lực cũng là điều tốt. Cha mẹ thông minh là những người biết giữ lại một phần cho riêng mình, để bảo vệ tuổi thơ và tâm hồn non nớt của con. Dưới đây là 3 điều cha mẹ nên "giấu" con, không phải vì thiếu trung thực, mà là để yêu thương con một cách trưởng thành và lành mạnh hơn.