5 thói quen mẹ bầu nên duy trì để giúp thai nhi thông minh, mạnh khỏe

Thói quen sinh hoạt của mẹ bầu có ảnh hưởng nhất định tới thai nhi. Nếu muốn con khỏe mạnh, thông minh thì mẹ bầu nhớ giữ 5 thói quen này.

Thói quen sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, dù cho đó là thói quen xấu hay tốt. Chính vì vậy, nếu muốn con khỏe mạnh khi chào đời, mẹ bầu tuyệt đối đừng bỏ qua những thói quen sau.

5 thói quen mẹ bầu nên duy trì để giúp thai nhi khỏe mạnh, thông minh

1. Luôn kiểm soát tốt cảm xúc bản thân

Thông thường, mẹ bầu thường phải chịu những áp lực và bị mất kiểm soát cảm xúc bởi những thứ như áp lực công việc, ốm nghén… Một khi mẹ bầu không thể kiểm soát được cảm xúc của mình, lúc đó mẹ rất dễ bị kích động, buồn phiền hay giận dữ. Những tác động tưởng chừng như vô hại đó lại gây ảnh hưởng xấu đến khí não của thai nhi. Chính vì vậy, khi chào đời bé dễ bị mất tập trung hay gia tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỉ. Mẹ có thể kiểm soát tốt cảm xúc của mình bằng cách tìm để bạn bè để trò chuyện, tâm sự hay nghe nhạc để tâm hồn được thư giãn. Tốt nhất, mẹ nên kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân để sinh con được thông minh, khỏe mạnh mẹ nhé.

2. Cho thai nhi nghe nhạc

Âm nhạc là liều thuốc tốt nhất cho tinh thần. Đặc biệt là thái giáo bằng âm nhạc sẽ cực kỳ hữu ích cho mẹ bầu. Âm nhạc sẽ giúp mẹ bầu cải thiện tâm trạng, giúp cho cả mẹ và bé đều được thư giãn. Mẹ có thể lựa chọn những loại nhạc cổ điển, nhạc không lời để xoa dịu tâm trí, trấn tĩnh tinh thần. Điều này sẽ góp phần tăng cường trí não cho thai nhi ngay từ trong bụng mẹ. Hãy áp tai nghe vào bụng bầu để thai nhi cảm nhận mọi thứ rõ hơn, tuy nhiên mẹ không nên bật nhạc quá to vì có khiến làm cho thai nhi bị giật mình. Vì vậy, mỗi khi rảnh rỗi, hãy để bản thân và con yêu được thư giãn trong những giai điệu nhạc nhẹ nhàng.

3. Tích cực vận động

Nhiều mẹ hiểu rằng mai thai không được vận động nhiều, hơn nữa phải đi lại hết sức nhẹ nhàng. Tuy nhiên, trừ một số trường hợp đặc biệt mà bác sĩ yêu cầu phải dưỡng thai, còn lại các mẹ nên vận động nhẹ nhàng sẽ rất tốt cho sức khỏe của thai nhi. Mẹ có thể tham khảo một số bài tập vận động nhẹ nhàng như yoga, thiền, đi bộ… sẽ giúp cải thiện sức khỏe của mẹ trong thai kỳ. Đồng thời, giúp phát triển trí não của bé ngay từ trong bụng mẹ. Theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng mẹ có hoạt động thể chất tốt, nhẹ nhàng, đều đặn mỗi ngày sẽ sinh em bé có IQ cao hơn so với những mẹ bầu ít vận đông.

4. Ăn uống hợp lý, khoa học

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt khi mẹ đang mang thai. Một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ, đa dạng sẽ khiến sức khỏe của mẹ được tăng cường, điều này áp dụng cho cả mẹ và thai nhi trong bụng. Tuy nhiên, mẹ chỉ được bổ sung những loại thực phẩm có lợi cho mình và cho con, tránh bổ sung những loại thực phẩm gây hại cho cơ thể. Tránh bổ sung những chất kích thích như đồ uống có cồn hay đồ ăn cay. Hãy tích cực ăn những thực phẩm lành mạnh và tươi vào trong chế độ dinh dưỡng, như vậy con mới có thể khỏe mạnh được.

5. Mẹ bầu trò chuyện cùng thai nhi

me bau thai nhi

Một trong những phương pháp hữu hiệu để sinh con khỏe mạnh, thông minh là luôn trò chuyện cùng con. Đây là một phương pháp thai giáo hiệu quả mà bất cứ mẹ bầu nào cũng có thể áp dụng được. Mẹ có thể dành một chút thời gian rảnh trong ngày để bầu bạn cùng con, chẳng hạn như kể con nghe một câu chuyện hay nói về những điều bạn đã trải qua trong ngày. Không chỉ riêng mẹ mà bố cũng cần phải thực hiện điều này nếu muốn con sinh ra thông minh. Thai nhi từ 19 – 21 tuần đã có thể phân biệt được giọng nói của bố, mẹ. Vì vậy cha mẹ hãy tích cực trò chuyện cùng con ở thời điểm này nhé.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về việc tăng cân quá nhiều nhưng con vẫn thiếu cân. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ không bị tăng cân quá mức, cần có một chế độ ăn uống đủ chất, đúng cách. Dưới đây là những nguyên tắc và thực phẩm giúp vào con mà không vào mẹ!
  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.