6 câu nói là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là cơn ác mộng không chỉ của một người mẹ mà là của rất nhiều người mẹ. Điều bất ngờ nhất là nguyên nhân lại nằm trong 6 câu nói bạn vẫn thường dùng để "quan tâm" tới phụ nư sau sinh.

1. Sao con còi thế? không biết nuôi con à?

Trầm cảm sau sinh không còn là điều gì quá xa lạ với phụ nữ đang nuôi con nhỏ nữa. Mà nguyên nhân lại đến từ chính những câu nói được gọi là “quan tâm” tới cân nặng của đứa trẻ và họ nghĩ cũng chẳng có gì là sai.

Mỗi đứa trẻ có cơ địa, khả năng hấp thụ thức ăn khác nhau hay do gen nên thể trạng cũng khác nhau. Nếu con ăn uống tốt, tăng cân đều, bụ bẫm thì không sao, con mà “còi” mặc dù nó nhanh nhẹn kiểu gì cũng bị dè bỉu là: “Có mỗi việc cho nó ăn cũng không xong”, “để con còi thế à”, “chăm con kiểu gì vậy”. Có mẹ nào muốn con còi cọc chậm lớn cơ chứ.
trầm cảm sau sinh
Khi bạn luôn lấy cân nặng làm thước đo, chê bé sao còi thế chính là điều tổn thương nhất với các mẹ đang nuôi con nhỏ

2. Nuôi con thì tiêu gì mà tốn tiền!

Thực sự thì việc tiêu tiền của chồng cũng chẳng sướng gì đâu vậy mà còn nghe được nhà chồng, người thân hay hàng xóm nói mình là đồ ăn bám, hay chồng bảo là “mới đưa tiền tiêu gì mà đã hết rồi”. Thì người phụ nữ sẽ đau lòng tủi nhục đến thế nào cơ chứ.
Ở nhà chăm con vất vả có khác gì chồng đi làm đâu. Nhiều lúc chỉ muốn đổi chỗ cho chồng để chồng hiểu nỗi khổ này. Nhưng mặc cho sự đời có thế nào thì mẹ cũng bỏ qua hết và chăm lo cho cuộc sống của con từng ngày khỏe mạnh.

3. Có mỗi việc ở nhà chăm con mà cũng kêu mệt.

“Có mỗi việc ở nhà chăm con mà cũng không xong” là câu nói mà hầu hết bà mẹ nào cũng đã từng nghe. Một câu nói đủ để dẫn người mẹ đi từ cảm xúc này đến cảm xúc khác. Tức giận có, tủi thân có, khóc có và stress nữa. Nhiều lúc họ còn tự hỏi bản thân: “Sao ai làm mẹ cũng nhẹ nhàng, nhàn hạ còn mình vất vả thế này?”
trầm cảm sau sinh
Đừng nói câu “có mỗi việc chăm con mà cũng mệt” với mẹ sau sinh

4. Phải cho con ăn, thế này thế kia

Làm gì có ai hiểu con mình bằng mẹ chứ. Vậy mà vẫn có những người thích “nuôi con bằng mồm” hộ. Họ tỏ ra hiểu biết chê bài mình, dạy dỗ mình là phải cho con mình ăn thế này thế kia mới tốt, thời tiết nay mặc gì mặc gì… Điều này vô tình làm tổn thương những người phụ nữ đang nuôi con nhỏ và dẫn đến trầm cảm sau sinh.

5. Sao không tranh thủ lúc con ngủ mà đi ngủ đi

Mẹ nào chẳng mệt mỏi trong lúc nuôi con còn nhỏ chứ? Cho con ngủ xong còn phải dọn dẹp, giặt đồ, để ý con, nấu cơm, đủ thứ việc thì thời gian đâu mà ngủ.
Đúng là chẳng ai thương cảm cho bản thân mình cả, nhất là đôi khi người nói câu này lại là người thân của mình. Thay vì nói vậy họ nên phụ giúp 1 tay nấu cơm giặt đồ thay mình 1 chút, đỡ một ít việc để mình có thể kịp nghỉ ngơi chợp mắt 1 lúc.

trầm cảm sau sinh

Thay vì trách mẹ sao không tranh thủ ngủ, bạn hãy chủ động giúp họ từ những công việc nhỏ nhất

6. Sao dạo này xuống sắc thế?

Sau những lần sinh đẻ phụ nữ thương không giữ được vóc dáng họ đó là điều bình thường. Làm ơn đừng buôn ra những câu nói sao dạo này béo quá, xuống sắc quá… Lo chăm sóc cho con thì làm gì có thời gian để làm đẹp.

Thay vì phán xét chê bai phụ nữ sau sinh thì hãy đặt mình vào hoàn cảnh họ mà cũng cảm thông chia sẻ và đừng để trầm cảm sau sinh chỉ là cuộc chiến đơn độc của những người phụ nữ!

Nguồn : bau.vn

  • Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Sau khi sinh con, người phụ nữ không chỉ đối mặt với những thay đổi về thể chất mà còn phải vượt qua hàng loạt biến động tâm lý. Trong đó, trầm cảm sau sinh là một trong những vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng đến chất lượng sống, khả năng chăm sóc con và sức khỏe lâu dài của người mẹ. Bên cạnh liệu pháp tâm lý và hỗ trợ từ gia đình, một chế độ ăn khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tâm trạng và phục hồi tinh thần.
  • Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Sau sinh, mái tóc bỗng trở nên thưa thớt, yếu ớt và rụng từng mảng khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Đây là tình trạng phổ biến, nhưng có thể cải thiện nếu biết cách chăm sóc đúng. Vậy tóc rụng sau sinh là do đâu và làm sao để phục hồi?
  • Tại sao sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ ?

    Tại sao sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ ?

    Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.