6 lời khuyên hữu ích từ chuyên gia giúp cả nhà tăng cường sức đề kháng phòng dịch Covid-19

Bài viết dưới đây là 6 lời khuyên hữu ích từ chuyên gia giúp cả nhà tăng cường sức đề kháng phòng chống dịch Covid-19.

Chưa bao giờ mọi người nâng cao cảnh giác như mùa dịch Covid-19, và vấn đề nâng cao sức khỏe để phòng dịch càng được quan tâm. Hãy cùng thực hiện 6 lời khuyên hữu ích từ chuyên gia sau đây để giúp cả nhà bạn tăng cường sức đề kháng phòng dịch Covid-19 nhé:

6 lời khuyên hữu ích từ chuyên gia giúp cả nhà tăng cường sức đề kháng phòng dịch Covid-19

1. Chế độ ăn đầy đủ các nhóm chất theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng Việt Nam:

Nhóm tinh bột, nhóm rau củ quả, nhóm chất đạm, sữa và các sản phẩm từ sữa, nhóm chất béo.

  • Ăn đầy đủ các chất sinh năng lượng như: chất béo, chất đạm, chất bột đường nhằm đảm bảo cho cơ thể đủ sức khỏe cho hoạt động và chống bệnh.
  • Khi cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng đồng nghĩa với chúng ta có một hệ miễn dịch khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.

2. Lưu ý bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng:

Bao gồm các vitamin và khoáng chất để giúp tăng cường miễn dịch. Không chỉ có vitamin C mà còn có vitamin A, D, E, sắt, kẽm, selen và các chất chống oxy hóa như Flavonoid.

  • Vitamin C: hỗ trợ sản xuất interferon – protein quan trọng của hệ miễn dịch, giúp ức chế sự tổng hợp của virus mới, có tác dụng chống lại virus xâm nhập. Nguồn thực phẩm giàu vitamin C: ổi, cam, quýt, bưởi, nho, cà chua, súp lơ, củ cải, ớt chuông…
  • Vitamin A và Beta-caroten: Vitamin A có trong gan động vật, lòng đỏ trứng. Beta-caroten (tiền chất của Vitamin A) có trong các loại rau và trái cây có màu vàng, cam, đỏ như: cà rốt, khoai lang, bí ngô, đu đủ, và các loại quả màu vàng, đỏ…
  • Vitamin E: làm tăng khả năng miễn dịch, tham gia chuyển hóa của các tế bào, bảo vệ màng tế bào khỏi bị ôxy hóa. Thực phẩm giàu vitamin E: dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu, các loại hạt và các loại rau có lá màu xanh đậm.
  • Vitamin D: có nhiều vai trò khác nhau của hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. Nguồn tổng hợp vitamin D là ở da dưới ảnh hưởng của bức xạ tia cực tím mặt trời B (UV-B) chiếm 80-90% và khoảng 10-20% do chế độ ăn uống. Vì thế, mỗi ngày cần tắm nắng từ 15-30 phút, tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản… hoặc hỏi ý kiến bác sĩ nếu cần bổ sung vitamin D bằng thuốc uống.
  • Các khoáng chất khác như: selen, sắt, kẽm cũng vô cùng quan trọng. Selen là một chất chống oxy hóa mạnh, có nhiều trong: gạo nâu, lúa mạch, cá, tôm, rong biển… Kẽm có nhiều trong các loại động vật có vỏ và hải sản như: hàu, cua… Sắt có nhiều trong: thịt đỏ, gan động vật, cải bó xôi, bông cải xanh, các loại hạt,…
  • Nếu như khả năng ăn uống không đầy đủ theo khuyến cáo, có thể bổ sung thêm các chế phẩm đa vi chất dinh dưỡng theo hướng dẫn của nhân viên y tế, không nên tùy tiện mua sử dụng.

3. Uống đủ nước tùy theo nhu cầu hoạt động của mỗi người:

6 lời khuyên hữu ích từ chuyên gia giúp cả nhà tăng cường sức đề kháng phòng dịch Covid-19 hình 1

Dịch nhu cầu bao gồm nước lọc, nước trái cây, sữa, canh, súp…

  • Trẻ từ 6 tháng – 3 tuổi: khoảng 1 lít / ngày.
  • Trẻ từ 3 tuổi trở lên: nhu cầu dịch 1,3 lít / ngày.
  • Trẻ trên 10 tuổi, người trưởng thành: cần 1,6 – 2,4 lít / ngày tùy vào mức độ hoạt động nhẹ, vừa hay nặng.

Không nên chỉ chờ đến lúc khát mới uống nước vì điều này không tốt cho cơ thể. Cần chia các lần uống nước rải đều ra cho cả ngày, mỗi lần chỉ uống lượng nước vừa phải, không uống quá nhiều nước một lúc.
Các loại nước như nước ngọt có ga, các loại đồ uống có caffein không thể thay thế nước lọc.

4. Sinh hoạt hợp lý:

6 lời khuyên hữu ích từ chuyên gia giúp cả nhà tăng cường sức đề kháng phòng dịch Covid-19 hình 2

  • Tập thể dục đều đặn: dù được khuyến cáo hạn chế đến khu đông người, mọi người vẫn cần duy trì vận động thể lực đều đặn để giúp tăng cường sức sức khỏe cơ thể, tăng sức đề kháng. Có thể chỉ cần những bài tập tại chỗ như: nhảy dây, chạy tại chỗ, tập aerobic tại nhà…
  • Ngủ đủ giấc: cần duy trì thói quen ngủ sớm, đặc biệt ở trẻ nhỏ, ngủ đủ giấc để giúp cơ thể được thư giãn và nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe.

5. Vệ sinh tay:

Rửa tay thường xuyên, tránh đưa tay lên vùng mặt. Ngoài ra còn cần chú ý vệ sinh nhà cửa, giữ môi trường thông thoáng.

6. Chủng ngừa đầy đủ:

chủng ngừa đầy đủ

Bạn nên chủng ngữ đầy đủ để tránh bị nhiễm các bệnh lý làm suy giảm sức đề kháng.

Trên đây là 6 lời khuyên hữu ích từ Ths. BS. Lê Thị Kim Dung:

  • Hơn 10 năm kinh nghiệm tại BV Nhi đồng 1, BV Đại học Y dược.
  • Chuyên khám và tư vấn dinh dưỡng nhi, bệnh lý tiêu hóa, dị ứng, bệnh lý đường hô hấp.
  • Chứng chỉ đào tạo quốc tế về dinh dưỡng tại Israel; Chứng chỉ đào tạo y khoa liên tục về: Bệnh lý hô hấp trẻ em, Bệnh lý đường tiêu hóa, Chủng ngừa, Dị ứng, Nuôi con bằng sữa mẹ,…

Mọi người hãy cùng nhau thực hiện 6 lời khuyên hữu ích từ chuyên gia này, thực hiện 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế và các biện pháp phòng dịch một cách nghiêm túc để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ bản thân và những người xung quanh, tránh làm lây lan dịch bệnh cho người khác, đề phòng chống dịch Covid-19 một cách hiệu quả.

Nguồn : bau.vn

  • Thức uống rẻ tiền nhưng lợi hại: Nước dừa và loạt công dụng ít ai ngờ

    Thức uống rẻ tiền nhưng lợi hại: Nước dừa và loạt công dụng ít ai ngờ

    Trong những ngày hè oi bức hoặc sau một buổi vận động mệt nhoài, một ly nước dừa mát lạnh có thể khiến bạn lập tức thấy khỏe khoắn và tỉnh táo hơn. Nhưng ít ai biết rằng, nước dừa không chỉ là thức uống giải khát thông thường, mà còn là một "thức uống tự nhiên kỳ diệu" nhờ hàm lượng dinh dưỡng đa dạng và lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.
  • Nên làm gì để cơ thể phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm ?

    Nên làm gì để cơ thể phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm ?

    Khi bị cúm, cơ thể cần năng lượng để chiến đấu với virus.Vậy nên,để cơ thể phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm, bạn có thể làm những việc sau:
  • Đừng uống nước dứa tùy tiện! Đây là thời điểm tốt nhất theo chuyên gia dinh dưỡng

    Đừng uống nước dứa tùy tiện! Đây là thời điểm tốt nhất theo chuyên gia dinh dưỡng

    Dứa (hay còn gọi là thơm, khóm) không chỉ là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon mà còn là “kho dinh dưỡng” tự nhiên với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Uống nước dứa mang lại nhiều công dụng như tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, làm đẹp da và kháng viêm. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa các lợi ích này, việc lựa chọn thời điểm uống nước dứa rất quan trọng.
  • Những loại thực phẩm giúp cải thiện tiêu hóa bạn đã biết chưa ?

    Những loại thực phẩm giúp cải thiện tiêu hóa bạn đã biết chưa ?

    Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp bạn có sức đề kháng tốt,phòng ngừa bệnh tật.Vì vậy,muốn cải thiện hệ tiêu hóa hãy bổ sung những loại thực phẩm sau vào chế độ ăn của bạn.
  • Thủ phạm giấu mặt gây thừa cân,béo phì

    Thủ phạm giấu mặt gây thừa cân,béo phì

    Người lớn uống 1 lon nước ngọt/ngày trong vòng 1 năm có thể tăng tới 6,75kg cân nặng. Trẻ em uống nhiều đồ uống có đường thường xuyên có nguy cơ bị béo phì >2,57 lần so với những trẻ không uống.
  • Lòng heo – Món ăn dân dã và những mối nguy thầm lặng

    Lòng heo – Món ăn dân dã và những mối nguy thầm lặng

    Lòng heo – một trong những món ăn khoái khẩu và phổ biến trong ẩm thực Việt Nam – từ lâu đã xuất hiện trong bữa cơm gia đình, các quán nhậu bình dân cho đến những quán bún, cháo nổi tiếng. Tuy nhiên, đằng sau hương vị hấp dẫn và cảm giác "bắt miệng" ấy là hàng loạt nguy cơ cho sức khỏe mà không phải ai cũng nhận thức đầy đủ.