7 điều tuyệt đối “cấm kị” khi uống trà xanh

Trà xanh giàu chống oxy hóa, hỗ trợ chữa lành vết thương, cải thiện tình trạng tim mạch, tăng cường miễn dịch. Để tối ưu hiệu quả, tránh tác dụng không mong muốn, người uống trà xanh nên lưu ý một số điều dưới đây.

1. Những lợi ích sức khỏe của trà xanh

Trà xanh có tác dụng làm giảm cholesterol. Trà xanh đã được chứng minh là làm giảm mỡ máu xấu (tức là LDL) có thể tích tụ trong cơ thể gây tăng mỡ máu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và dễ dẫn đến đột quỵ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống trà xanh thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Trà xanh có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và giúp chống lại nhiều bệnh tật. Trà rất giàu chất chống oxy hóa và caffeine giúp cải thiện chức năng não và có thể giúp suy nghĩ nhanh hơn. Trà xanh giúp giảm nguy cơ ung thư. Trà xanh chứa hàm lượng polyphenol cao được cho là làm giảm nguy cơ ung thư trong một số nghiên cứu.

Trà xanh được cho là có tác dụng giảm cân và giúp tăng cường tỷ lệ trao đổi chất tổng thể. Uống trà xanh có thể giúp cải thiện làn da, chủ yếu là do đặc tính kháng khuẩn, chống viêm giúp chống lại mụn trứng cá và các vấn đề về da khác.

Trà xanh đem lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe (ảnh minh họa)

2. Một số điều không nên làm khi uống trà xanh

Mặc dù trà xanh có nhiều lợi ích tốt nhưng cần phải biết cách tiêu thụ trà xanh đúng lúc, đúng cách. Bởi vì nếu uống trà sai cách thì sẽ không thể cung cấp cho cơ thể tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết, thậm chí còn có hại.

2.1. Không uống trà ngay sau bữa ăn

Người ta cho rằng uống trà xanh ngay sau bữa ăn có thể giúp đốt cháy calo nhưng đó không phải là cách uống trà xanh đúng cách. Uống trà ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Việc làm này có thể làm đau dạ dày vì thức ăn bạn tiêu thụ chưa được tiêu hóa hoàn toàn.

Để tận dụng tối đa khả năng chống oxy hóa của trà xanh, bạn nên uống trà xanh giữa các bữa ăn. Vì chất tannin trong trà cản trở sự hấp thụ sắt, tốt nhất bạn không nên uống trà cùng với bữa ăn mà cách xa bữa ăn ít nhất 1 giờ trước hoặc sau khi ăn.

2.2. Không nên ngâm lá trà quá lâu

Nhiều người có xu hướng để lá trà trong nước lâu hơn, nghĩ rằng điều này sẽ giúp giữ lại nhiều chất dinh dưỡng hơn nhưng không phải vậy.

Để lâu hơn thời gian khuyến nghị thực sự có thể khiến trà trở nên đắng, ảnh hưởng tới độ ngon của trà. Hơn nữa, nó cũng có thể làm giảm lượng chất dinh dưỡng ban đầu.

Để tận dụng hết những lợi ích sức khỏe của trà, thời gian ngâm tối ưu khi pha trà là 5 phút đối với trà xanh, 5-10 phút đối với trà đen và 15 phút đối với trà trắng.

2.3. Không nên uống trà quá nóng

Nhiều người tin rằng trà xanh chỉ có lợi khi uống nóng nhưng điều đó hoàn toàn không đúng. Mặc dù cần phải tuân theo quy trình được khuyến nghị nhưng đun sôi quá mức không giúp giữ lại nhiều chất dinh dưỡng hơn. Uống trà quá nóng có thể gây bỏng niêm mạc và cũng có nguy cơ dẫn đến đau dạ dày do nhiệt độ quá cao.

2.4. Không nên uống thuốc cùng với trà xanh

Nhiều người có xu hướng nghĩ rằng vì trà xanh có lợi cho sức khỏe nên có thể dùng thay nước. Điều đó không đúng. Thuốc chỉ nên dùng theo đơn và chủ yếu là dùng với nước lọc. Trà xanh chứa chất phenophyl có thể phản ứng với một số hóa chất trong dược phẩm. Vì lý do này, nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu uống trà xanh.

2.5. Không uống trà xanh vào buổi tối

Uống trà xanh vào buổi sáng sẽ giúp bạn tỉnh táo, làm việc hiệu quả, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng cường sinh lực và phòng chống bệnh tật. Do hàm lượng caffeine trong trà xanh, trà xanh không phải là chất thúc đẩy giấc ngủ tốt nhất và không nên uống trà vào buổi tối. Không nên uống trà xanh trước khi đi ngủ vì nó có chứa caffeine và có tác dụng lợi tiểu. Hãy tiêu thụ trà xanh ít nhất 1-2 giờ trước khi đi ngủ.

Không nên uống trà xanh vào buổi tối để tránh mất ngủ (ảnh minh họa)

2.6. Không thêm mật ong vào trà nóng

Mật ong là một chất thay thế tuyệt vời để tạo nên vị ngọt lành mạnh cho trà. Tuy nhiên, thêm mật ong vào trà nóng sẽ làm mật ong mất đi đặc tính của nó khi pha với trà rất nóng. Tốt nhất đợi đến khi trà còn hơi ấm thì mới thêm mật ong.

2.7. Không uống trà xanh thay nước lọc hàng ngày

Trà xanh tốt cho sức khỏe nhưng không có nghĩa là uống càng nhiều càng tốt. Nhiều người có thói quen uống trà xanh cả ngày thay thế cho nước lọc. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, nên uống không quá 3 – 4 cốc trà xanh mỗi ngày để thu được các lợi ích và tránh các tác dụng phụ của trà xanh. Nếu uống quá nhiều (trên 10 tách/ngày) sẽ dẫn tới những bất lợi như mất ngủ, nhịp tim nhanh, mệt mỏi…

Nguồn : bau.vn

  • Tập luyện không chỉ dáng đẹp – còn giúp da sáng mịn bất ngờ!

    Tập luyện không chỉ dáng đẹp – còn giúp da sáng mịn bất ngờ!

    Chúng ta thường biết đến lợi ích của vận động đối với sức khỏe tim mạch, cân nặng hay tinh thần. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng việc duy trì thói quen vận động đều đặn còn mang lại một “tác dụng phụ” tuyệt vời: làn da sáng khỏe, tươi tắn từ bên trong. Vậy cơ chế nào khiến việc vận động giúp cải thiện làn da? Hãy cùng tìm hiểu.
  • Matcha và nguy cơ thiếu máu: Sự thật cần biết trước khi uống mỗi ngày

    Matcha và nguy cơ thiếu máu: Sự thật cần biết trước khi uống mỗi ngày

    Matcha – loại bột trà xanh nổi tiếng của Nhật Bản – từ lâu đã được yêu thích nhờ hương vị đặc trưng và các lợi ích sức khỏe như chống oxy hóa, tăng cường năng lượng và hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số lo ngại rằng việc tiêu thụ matcha quá thường xuyên có thể gây thiếu máu do thiếu sắt. Liệu điều này có cơ sở khoa học?
  • Lối đi riêng cho người dễ béo: Mẹo giảm cân khoa học an toàn

    Lối đi riêng cho người dễ béo: Mẹo giảm cân khoa học an toàn

    Giảm cân vốn đã là một hành trình gian nan, nhưng với những người có cơ địa dễ tăng cân – hay còn gọi là “dễ hấp thu, khó tiêu hao” – thì cuộc chiến với cân nặng càng trở nên cam go hơn. Tuy nhiên, với những chiến lược khoa học và kỷ luật hợp lý, bạn hoàn toàn có thể làm chủ vóc dáng của mình.Dưới đây là một số mẹo giảm cân hiệu quả dành riêng cho người có cơ địa dễ tăng cân:
  • Thức uống rẻ tiền nhưng lợi hại: Nước dừa và loạt công dụng ít ai ngờ

    Thức uống rẻ tiền nhưng lợi hại: Nước dừa và loạt công dụng ít ai ngờ

    Trong những ngày hè oi bức hoặc sau một buổi vận động mệt nhoài, một ly nước dừa mát lạnh có thể khiến bạn lập tức thấy khỏe khoắn và tỉnh táo hơn. Nhưng ít ai biết rằng, nước dừa không chỉ là thức uống giải khát thông thường, mà còn là một "thức uống tự nhiên kỳ diệu" nhờ hàm lượng dinh dưỡng đa dạng và lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.
  • Nên làm gì để cơ thể phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm ?

    Nên làm gì để cơ thể phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm ?

    Khi bị cúm, cơ thể cần năng lượng để chiến đấu với virus.Vậy nên,để cơ thể phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm, bạn có thể làm những việc sau:
  • Đừng uống nước dứa tùy tiện! Đây là thời điểm tốt nhất theo chuyên gia dinh dưỡng

    Đừng uống nước dứa tùy tiện! Đây là thời điểm tốt nhất theo chuyên gia dinh dưỡng

    Dứa (hay còn gọi là thơm, khóm) không chỉ là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon mà còn là “kho dinh dưỡng” tự nhiên với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Uống nước dứa mang lại nhiều công dụng như tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, làm đẹp da và kháng viêm. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa các lợi ích này, việc lựa chọn thời điểm uống nước dứa rất quan trọng.