Đái tháo đường type 2 ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Đái tháo đường type 2 ở trẻ đang có xu hướng gia tăng. Vậy, làm thế nào để ngăn ngừa căn bệnh này ở trẻ và đâu là những điều cha mẹ cần biết?

Trước giờ, bệnh đái tháo đường type 2 (tiểu đường type 2) chỉ được coi như một căn bệnh của người lớn. Tuy nhiên hiện nay, căn bệnh từng được coi là chỉ gặp ở người lớn này lại đang trở nên khá phổ biến ở trẻ em. Vậy đâu là nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp phòng ngừa? Hãy cùng đọc bài viết sau của Bau.vn để giải đáp những thắc mắc về bệnh đái tháo đường type 2 ở trẻ nhé!

Đái tháo đường type 2 ở trẻ là gì?

Đái tháo đường là tình trạng tuyến tụy không thể sản xuất đủ hormone insulin, hoặc sử dụng insulin không hiệu quả dẫn tới việc cơ thể không thể kiểm soát tốt đường huyết. Đái tháo đường type 2 ở trẻ là sự kết hợp của cả tình trạng đề kháng insulin và sự suy giảm sản sinh insulin trong tuyến tụy.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bé có thể gặp phải các biến chứng đái tháo đường như suy giảm thị lực, tổn thương thần kinh khiến tay chân yếu, tê, đau hay bệnh tim mạch, suy thận, đột quỵ.

Nguyên nhân trẻ mắc phải đái tháo đường type 2

Yếu tố đứng sau nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ tiểu đường type 2 ở trẻ em chính là bệnh béo phì. Tình trạng thừa cân có liên quan mật thiết đến tiến triển bệnh tiểu đường type 2. Trẻ bị thừa cân cũng có nguy cơ cao gặp phải những vấn đề về hormone insulin. Khi cơ thể không thể điều hòa lượng insulin thích hợp, nồng độ đường cao trong máu sẽ dẫn tới những vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng.

Đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường type 2, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng insulin để điều hòa glucose trong máu. Khi đó, nồng độ đường trong máu sẽ tăng cao và gây nên các triệu chứng của bệnh tiểu đường, các triệu chứng này thậm chí còn có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Triệu chứng của đái tháo đường type 2 ở trẻ

dai thao duong type 2 o tre

  • Da sẫm màu: Da trẻ có thể xuất hiện những mảng da sẫm màu, chủ yếu ở vùng da quanh nách và cổ.
  • Chậm lành vết thương: Các vết thương hay vết nhiễm trùng sẽ khó hay chậm lành lại ở những trẻ tiểu đường type 2.
  • Sụt cân: Trẻ ăn uống bình thường vẫn có thể bị sút cân nếu chúng đang mắc tiểu đường type 2.
  • Luôn thấy đói: Do không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết để cung cấp năng lượng cho các tế bào của cơ thể nên trẻ thường thấy đói.
  • Tiểu nhiều: Nồng độ đường huyết cao sẽ kéo nước từ các mô vào máu sẽ khiến trẻ đi tiểu nhiều.
  • Cảm giác khát: Trẻ sẽ luôn cảm thấy rất khát nước nếu lượng đường trong máu tăng cao.
  • Mệt mỏi: Do lượng đường trong máu không đủ để cung cấp năng lượng cho các chức năng bình thường của cơ thể.

Cách phòng ngừa bệnh đái tháo đường type 2 ở trẻ

dai thao duong type 2 o tre

  • Tập thói quen ăn uống lành mạnh: Cha mẹ cần xây dựng được một chế độ dinh dưỡng cân bằng và hạn chế lượng đường tiêu thụ cho trẻ.
  • Tập luyện thể dục: Việc rèn luyện thể dục thường xuyên có vai trò quan trọng trong ngăn chặn bệnh tiểu đường ở trẻ.
  • Cha mẹ là tấm gương của trẻ: Trẻ thường làm theo những điều cha mẹ làm, do vậy hãy luôn là tấm gương tốt cho trẻ học theo.

Nguồn : bau.vn

  • Đừng nuôi dạy con theo cách này

    Đừng nuôi dạy con theo cách này

    Cha mẹ được coi là những người giữ vai trò định hướng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Họ là những người chăm sóc chính, người sẽ nuôi dạy con nhỏ những giá trị của cuộc sống và giúp chúng hình thành nhân cách của mình. Tuy nhiên, không phải tất cả các bậc cha mẹ đều tuyệt vời và một số kiểu cha mẹ độc hại có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống của con cái họ.
  • Cảnh báo sáng xanh từ các thiết bị điện tử gây suy giảm thị lực ở trẻ

    Cảnh báo sáng xanh từ các thiết bị điện tử gây suy giảm thị lực ở trẻ

    Hiện nay, trẻ em tiếp xúc với điện thoại, máy tính bảng, tivi ngày càng nhiều, làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thị giác. Một trong những tác nhân nguy hiểm nhất là ánh sáng xanh từ màn hình điện tử.
  • Cha mẹ cần làm gì khi bé chậm nói ?

    Cha mẹ cần làm gì khi bé chậm nói ?

    Trẻ chậm nói là một trong những dạng chậm phát triển phổ biến nhất, xảy ra khi khả năng ngôn ngữ của trẻ không phát triển đúng với độ tuổi. Việc nhận biết và điều trị sớm tình trạng này giúp trẻ sớm cải thiện khả năng ngôn ngữ và giảm thiểu các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến trẻ về lâu dài
  • Tiết lộ: Trẻ đi học mẫu giáo ở độ tuổi này sẽ thông minh hơn

    Tiết lộ: Trẻ đi học mẫu giáo ở độ tuổi này sẽ thông minh hơn

    Các nhà khoa học đã tìm ra độ tuổi lý tưởng để cho trẻ đi học mẫu giáo. Cha mẹ nên đưa con đi học mẫu giáo vào thời điểm để trẻ được học hỏi và phát huy tốt nhất các kỹ năng của bản thân.
  • Gợi ý cho bé những hoạt động thúc đẩy sự sáng tạo

    Gợi ý cho bé những hoạt động thúc đẩy sự sáng tạo

    Chỉ cần cha mẹ định hướng đúng cách sự sáng tạo của trẻ là không giới hạn. Như một trang giấy trắng học cách nhận biết cuộc sống.
  • Sự khác biệt giữa trẻ đi ngủ sớm và ngủ muộn khiến mẹ ngỡ ngàng

    Sự khác biệt giữa trẻ đi ngủ sớm và ngủ muộn khiến mẹ ngỡ ngàng

    Trẻ được ngủ sớm hay ngủ muộn, đến 3 tuổi, các bé sẽ có khác biệt rất lớn, bố mẹ cần chú ý. Sau khi biết những thông tin này chắc chắn rằng mẹ sẽ cho đi ngủ sớm mỗi ngày!