Cuộc hồi hương 2.000km của gia đình 5 người, vét nồi cơm đĩa rau luộc và lên đường về nhà!

Cuộc hồi hương 2000km từ Lâm Đồng về Lào Cai tránh dịch của cha mẹ và 3 đứa con nhỏ không khỏi xót xa khi hành trang chỉ là nắm cơm, miếng rau

Hành trình hồi hương của gia đình anh Giàng Đỗ Chai ( 33 tuổi, dân tộc Mông ở Bảo Thắng, Lào Cai) tin rằng cứ đi theo con đường lớn ấy sẽ về nhà. Gia đình anh chuyển vào Lâm Đồng để mưu sinh từ hồi tháng 4. Anh Chai và chị Gió (vợ) nhổ rau, trồng hành thuê trên khắp các cánh đồng ở xã Hiệp Thạnh. Nếu không có dịch bệnh, anh chưa bao giờ nghĩ mình sẽ vào miền Nam sinh sống và mưu sinh.

hoi huong

Mỗi ngày 2 vợ chồng làm được 400.000 đồng, ngày nào không ra ruộng thì không có tiền. 3 đứa con, đứa nhỏ nhất 8 tháng tuổi, đứa lớn nhất 4 tuổi. Để có thời gian đi làm, anh chị đành gửi nhà trẻ mỗi tháng hết 3,5 triệu đồng, chưa tính ăn uống, tiền nhà trọ… Ấy thế mà dành dụm, anh chị cũng gửi được về quê ít tiền cho người cha đau yếu, hay phải đi viện.

Tuy nhiên, từ tháng 6 tới nay, dịch bệnh bùng phát lại, công việc của vợ chồng anh phải tạm ngưng. Anh Chai và vợ quyết định về quê. Vét sạch nồi cơm và đĩa rau luộc, treo túi quần áo lên xe, nhà 5 người lên đường hồi hương.

hoi huong

Chị Gió quấn đứa út 8 tháng tuổi trong cái chăn mỏng ôm trên tay. Đứa thứ hai ngồi giữa, con gái lớn nhất 4 tuổi ngồi phía sau ôm cứng lấy lưng bố. Gió không biết đi xe máy, nên Chai là người cầm lái suốt chặng đường. Trước hôm về, anh đã mang xe đi thay dầu, kiểm tra nhông xích, đổ đầy bình xăng.

hoi huong

Anh Chai không thạo đường Tây Nguyên như vùng Tây Bắc. Anh đi theo các biển chỉ dẫn màu xanh ven quốc lộ. “Cứ chạy theo đường thẳng to to, theo các đoàn xe, chỉ có một đường ấy, thế nào cũng về được nhà”, anh Chai kể.

Cũng như hàng trăm cuộc hồi hương vào tháng 7, họ nghỉ ven đường, ăn tạm nắm cơm nguội và tiếp tục cuộc hành trình của mình. Những đứa trẻ kiên cường cùng bố mẹ vượt qua gió sương, nắng mưa. Đằng sau là 3 con nhỏ, người vợ yêu dấu, trên đầu là nắng gắt, Chai ghì tay lái nặng trĩu.

Qua các chốt kiểm dịch đều phải khai báo Y tế và chấp hành đầy đủ quy định phòng chống dịch an toàn.

hoi huong

Nghe tin Hà Nội cách ly xã hội, cả gia đình không thể theo lộ trình bình thường để về Lào Cai được nữa. Nếu theo lộ trình này, Chai đi khoảng 450 km nữa để về đến quê nhà. Anh lần đường, vòng qua Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu để về Lào Cai, khoảng 680 km.

Họ về tới Sa Pa hôm 30/7. Chốt chặn kiểm tra giấy xét nghiệm âm tính còn hiệu lực, dặn về Trạm y tế xã Phong Hải khai báo rồi đi cách ly. Cả gia đình sau đó được đưa tới khu cách ly của huyện Bảo Thắng. Từ nơi cách ly tập trung, Chai cho biết “được chăm sóc, ăn uống đầy đủ, mấy đứa trẻ con chơi vui lắm”.

Đồng hồ công tơ mét trên chiếc xe máy đã hỏng, Giàng Đỗ Chai không biết mình đã đi bao nhiêu cây số trong 7 ngày. Nhưng ứng dụng bản đồ ước tính, họ đã đi một quãng đường khoảng 2.000 cây số.

Nguồn : bau.vn

  • Đừng nuông chiều quá mức: 6 thử thách giúp con mạnh mẽ và biết ơn trong tương lai

    Đừng nuông chiều quá mức: 6 thử thách giúp con mạnh mẽ và biết ơn trong tương lai

    Làm cha mẹ, ai cũng mong con có tuổi thơ hạnh phúc, lớn lên bình an và tương lai vững vàng. Nhưng đôi khi, tình yêu thương thái quá lại biến thành sự bao bọc khiến con thiếu kỹ năng sống, dễ gục ngã trước thử thách đầu đời. Ngược lại, những đứa trẻ được “rèn” sớm trong khuôn khổ, biết đối mặt với khó khăn lại thường vững vàng hơn, trưởng thành hơn và thành công hơn.Dưới đây là 6 “nỗi khổ” mà nếu cha mẹ dám để con trải nghiệm sớm, sẽ là món quà quý giá cho cả cuộc đời con.
  • Tưởng tốt cho con, hóa ra lại hại: 5 sản phẩm cha mẹ nên tránh

    Tưởng tốt cho con, hóa ra lại hại: 5 sản phẩm cha mẹ nên tránh

    Chăm sóc con nhỏ luôn là ưu tiên hàng đầu của các bậc cha mẹ. Với mong muốn bảo vệ con tối đa, nhiều mẹ không ngại đầu tư những sản phẩm “được review tốt” hoặc “được nhiều người dùng”. Tuy nhiên, không phải món đồ nào phổ biến cũng đồng nghĩa với an toàn. Trên thực tế, có một số sản phẩm tưởng chừng vô hại nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ – điều mà nhiều phụ huynh không ngờ tới.Dưới đây là 5 sản phẩm các chuyên gia nhi khoa khuyên nên cân nhắc hoặc loại bỏ hoàn toàn khi chăm sóc trẻ nhỏ:
  • 5 nền tảng gia đình âm thầm định hình tương lai rực rỡ của con trẻ

    5 nền tảng gia đình âm thầm định hình tương lai rực rỡ của con trẻ

    Thành công của một đứa trẻ không chỉ dựa vào trí tuệ hay may mắn, mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường gia đình. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những thói quen, cách ứng xử và giá trị được nuôi dưỡng trong gia đình sẽ đặt nền móng vững chắc cho tương lai của trẻ. Dưới đây là 5 đặc điểm nổi bật thường thấy ở những gia đình có con cái sau này thành đạt, giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần.
  • Dạy con bằng sự lắng nghe và im lặng – nghệ thuật của cha mẹ thông minh

    Dạy con bằng sự lắng nghe và im lặng – nghệ thuật của cha mẹ thông minh

    Trong hành trình nuôi dạy con, nhiều bậc cha mẹ luôn nghĩ rằng nói nhiều, dạy nhiều là yêu thương. Nhưng thực tế, không phải lúc nào lời nói cũng có tác dụng tích cực. Có những thời điểm, sự im lặng đúng lúc lại có giá trị gấp nhiều lần so với lời khuyên, mệnh lệnh hay lời trách mắng.Dưới đây là 3 điều mà những cha mẹ khôn ngoan thường chọn cách không nói ra, để con được trưởng thành bằng chính trải nghiệm và suy ngẫm của mình.
  • Có nên ‘nuôi’ robot trong nhà?

    Có nên ‘nuôi’ robot trong nhà?

    Với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo và tự động hóa, robot gia đình đang vượt xa vai trò là thiết bị hỗ trợ. Chúng giờ đây có thể học hỏi, giao tiếp và thậm chí xây dựng mối quan hệ với con người. Không chỉ là tiện ích, robot đang thay đổi cách chúng ta sống, chăm sóc và kết nối trong gia đình.
  • Đừng để lời nói vô tình biến con thành người yếu đuối, thụ động

    Đừng để lời nói vô tình biến con thành người yếu đuối, thụ động

    Lời nói có sức mạnh lớn hơn chúng ta tưởng. Đối với trẻ nhỏ, những gì cha mẹ nói ra không chỉ là ngôn từ thoáng qua mà còn có thể trở thành niềm tin định hình tính cách, động lực và cả tương lai của con. Một vài câu nói tưởng chừng "bình thường", thậm chí xuất phát từ lo lắng hay mong muốn tốt, lại vô tình khiến trẻ mất tự tin, phụ thuộc, sợ hãi và thiếu động lực vươn lên. Dưới đây là 5 kiểu câu nói độc hại mà cha mẹ cần tránh nếu không muốn con mình lớn lên thiếu ý chí, yếu năng lực và khó thành công trong xã hội đầy cạnh tranh ngày nay.