Mẹo hay giúp việc đi tiêm không còn là nỗi ám ảnh của bé, đặc biệt không đau, không khóc

Rất nhiều trẻ nhỏ sợ tiêm, mỗi lần trẻ đi tiêm đều gào khóc, quấy vì sợ đau. Điều này khiến cha mẹ đau đầu, Bau.vn chỉ mẹ mẹo hay này nhé, đảm bảo bé ngoan ngoãn và không còn ám ảnh về việc này nữa.

Trẻ đi tiêm là điều không thể tránh khỏi, có thể là đi tiêm phòng hoặc điều trị bệnh. Tuy nhiên, đi tiêm là nỗi sợ của hầu hết trẻ nhỏ, khiến bé không chịu hợp tác. Đừng lo, dưới đây là các mẹo giúp bé vượt qua nỗi sợ.

Cách giúp trẻ sơ sinh đi tiêm không đau

Trẻ sơ sinh chưa nhận thức được việc đi tiêm sợ như thế nào nên chưa hình thành được phản xạ. Chính vì thế, điều quan trọng là tư thế bế trẻ của phụ huynh khi đưa trẻ đi tiêm để giảm đau cho bé.

tre di tiem

Khi tiêm, các mẹ nên ôm bé thẳng đứng, cho bé bú trước, trong và sau tiêm sẽ giúp bé giảm đau rất tốt. Nếu không thể cho bé bú thì bạn cho trẻ uống 1 chút nước cũng giúp trẻ đi tiêm không đau.

Mẹo cho trẻ đi tiêm đã biết đi

Ở độ tuổi biết đi, trẻ đã nhận thức và có thể bị ảnh hưởng tâm lý từ những nỗi sợ. Đặc biệt, trẻ hình thành phản xạ với những nỗi sợ nên độ căng thẳng càng cao.

tre di tiem

Để giải quyết tình trạng này, trước khi đi tiêm vài ngày, các mẹ nên nói tác dụng về việc đi tiêm như giúp con khỏe mạnh hơn, thông minh hơn… không nên đề cập đến vấn đề đau. Trong lúc tiêm, bạn có thể trò chuyện cùng bé hoặc đứa bé cầm 1 đồ vật gì phân tán sự chú ý của bé.

Đối với trẻ đã đi học

Đây là độ tuổi trẻ đã nhận thức được việc đi tiêm là như thế nào? Vì thế, cha mẹ cần giải thích cho bé nghe lợi ích của việc đi tiêm và an ủi bé bằng những câu ngọt ngào. Không nên quát mắng hoặc cố ép trẻ, như thế sẽ dễ tạo thành ám ảnh tâm lý. Đặc biệt, hãy hứa cho bé một phần quà sau khi tiêm xong như cùng đi ăn kem, mua truyện, mua đồ chơi… để bé có động lực và cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

Đối phó với trẻ sợ tiêm

Nếu áp dụng hết những mẹo trên mà bé vẫn không chịu hợp tác, bạn hãy giao phó con cho bác sĩ. Tâm lý trẻ thường nhõng nhẽo hơn khi có bố mẹ ở bên cạnh. Khi chỉ có bé với bác sĩ, bé sẽ ngoan ngoãn nghe lời và hợp tác hơn nhiều.

tre di tiem

Chăm sóc trẻ sau khi tiêm

Sau khi tiêm, bạn cần để trẻ ở lại bệnh viện ít nhất 30 phút để xem cơ thể có phản ứng bất thường gì với thuốc không.

Ở những trẻ cơ địa nhạy cảm, vết tiêm có thể bị sưng đỏ, nổi cục cứng nhưng mẹ không cần quá lo lắng, hiện tượng này sẽ tự biến mát sau 6 – 8 tiếng. Lúc này, mẹ cần chườm mát lên vết tiêm của trẻ (không chườm nóng) để giảm đau, cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn, mặc đồ thoáng.

Nếu trẻ bị sốt nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, dễ thoát nhiệt.

Cho trẻ bú nhiều sữa mẹ hơn hoặc uống nhiều nước để cơ thể hạ nhiệt.

Tốt nhất sau khi tiêm, bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A để góp phần tăng cường sức đề kháng. Từ đó làm giảm nhẹ những tác dụng phụ của trẻ khi đi tiêm. Bạn có thể ưu tiên các món dễ ăn, dễ nuốt như cháo và soup để hệ tiêu hóa của bé dễ dàng tiêu thụ được thức ăn.

Sau khi tiêm về, mẹ không nên cho con ăn thực phẩm có chất béo bão hòa, đường, đồ ngọt… Vì những món này có thể làm chất lượng giấc ngủ bị đảo lộn, áp lực hệ tiêu hóa tăng lên, các phản ứng sau tiêm chủng của trẻ phục hồi lâu hơn. Với những tác hại kể trên, mẹ nên hạn chế hoặc tốt nhất là bỏ qua những món chứa nhiều chất béo bão hòa và đường nhé.

Những mẹo trên sẽ giúp bạn xóa bỏ nỗi sợ khi đi tiêm của trẻ, cũng như giúp bé dễ chịu hơn khi đi tiêm về.

 

Nguồn : bau.vn