Bếp là nơi rất dễ làm lây lan vi khuẩn trong quá trình sử dụng. Vì thế bạn hãy lưu ý những vật dụng chứa cả “ổ vi khuẩn” sau để biết cách xử lý phù hợp. Tránh việc sử dụng lâu dài gây nên bệnh cho cơ thể.
Top 5 vật dụng chứa “ổ vi khuẩn” trong gian bếp
1. Thớt.
Thớt là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại như E.coli, Salmonella. Do thớt được dùng thái nhiều loại thực phẩm khác nhau mà không được vệ sinh đúng cách. Thông thường, chúng ta chỉ rửa qua bề mặt thớt do vậy khó có thể loại bỏ vi khuẩn nhất là ở thớt gỗ. Theo nghiên cứu của Daily Mail thì trong thớt có lượng vi khuẩn cao gấp 200 lần nhà vệ sinh. Nguyên nhân là do không vệ sinh đúng cách và sử dụng quá lâu.
Cách xử lý:
- Mỗi gia đình nên có từ 2- 3 chiếc thớt để sử dụng với các mục đích khác nhau.
- Sau khi rửa thớt bằng nước rửa bát cần pha nước ấm hoặc nước muối rửa lại cho sạch.
- Không xử dụng thớt quá lâu, chỉ nên dùng từ 3 – 6 tháng.
- Để thớt ở nới thoáng mát, có ánh nắng để tránh việc vi khuẩn sinh sôi trên bề mặt thớt.
2. Khăn lau bếp.
Khăn lau bếp là vật dụng không thể thiếu cho gian bếp. Tuy nhiên, nhiều gia đình lại sử dụng một chiếc khăn lau bếp cho nhiều mục đích khác nhau như: lau bếp, lau bàn,… Vì thói quen sử dụng đó mà khăn lau bếp là nơi trú ngụ lý tưởng cho cả “ổ vi khuẩn”.
Theo ĐH Mauritius (Ấn Độ) thì 50% số khăn lau bếp tại các gia đình được nghiên cứu chứa vi khuẩn gây bệnh. Vi khuẩn được tìm thấy nhiều nhất là E.coli và Enterococcus – họ vi khuẩn đường ruột đều chiếm 37%. Ngoài ra, nhiễm tụ cầu vàng cũng chiếm đến 14%. Điều đáng lưu ý là số lượng vi khuẩn sẽ cao lên khi nhà bạn đông người và có con nhỏ.
Cách xử lý:
- Nên có từ 3 – 4 khăn lau cho từng mục đích sử dung khác nhau.
- Tránh sử dụng lại những khăn lau bát, lau đũa,.. vì có thể sẽ tạo ra lây nhiễm chéo.
- Không để khăn lau tại nơi rửa ráy đồ đạc vì sẽ khiến nước bẩn bắn vào.
- Thay khăn lau định kỳ 3 tháng/ lần.
3. Giẻ rửa bát.
Giẻ rửa bát là một nơi trú ngụ tuyệt vời cho vi khuẩn. Việc không thay và sử dụng giẻ rửa bát quá lâu khiến vi khuẩn tích tụ và lây lan sang đồ vật khác như bát, đĩa… Đây chính là cách gián tiếp giúp vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của chúng ta.
Một nghiên cứu của Hội đồng Vệ sinh (Anh) ở hơn 1000 gia đình tại nhiều nước thì có tới 90% giẻ rửa bát nhiễm khuẩn mức độ nặng. Kết quả được công bố là trên mỗi cm2 có khoảng 20.000 vi khuẩn. Đây là một con số đáng sợ và nhiều nhà khoa học khẳng định vi khuẩn ở giẻ rửa bát còn cao hơn nhiều so với nhà vệ sinh.
Nguyên nhân được chỉ ra là giẻ rửa bát được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Chúng có thể được dùng để lau hầu hết đồ vật nhà bếp và thường xuyên ẩm ướt. Đó chính là lý do khiến chúng chứa số lượng lớn vi khuẩn.
Cách xử lý:
- Sau khi sử dụng bạn nên giặt sạch hoặc cho giẻ rửa bát vào ngâm nước nóng để loại bỏ vi khuẩn. Sau đó, vắt khô nước và đem phơi ở nơi thoáng mát, có nắng.
- Không nên dùng giẻ rửa bát với nhiều mục đích khác nhau như lau bàn, lau đồ dùng,…
- Nên thay giẻ rửa bát định kỳ 1 – 2 tháng/ lần (Có thể thay hằng ngày nếu giẻ có mùi lạ).
4. Đũa.
Vi khuẩn rất dễ phát triển trên những loại đũa nhất là đũa gỗ. Bởi lẽ đũa gỗ sẽ có chỗ không được trơn, mịn khiến thức ăn bám vào làm nay sinh vi trùng, nấm mốc. Việc sử dụng đũa bị mốc, đũa dùng lâu là tác nhân dẫn đến nhiều căn bệnh khác nhau. Chúng có thể khiến bạn bị ngộ độc, tiêu chảy do chứa các loại vi khuẩn như escherichia coli, staphylococcus,.. Nguy hiểm hơn là những nấm mốc độc hại có trong đũa làm sinh độc tố aflatoxin. Đây là một loại độc tố rất nguy hiểm và là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư gan.
Cách xử lý:
- Sau khi rửa đũa bằng nước rửa bát thì hãy cho đũa vào một nồi nước đun sôi trong nửa giờ. Việc làm này sẽ khiến loại bỏ được vi khuẩn có trong đũa,
- Nên để đũa ở nơi thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt và nấm mốc.
- Thay đũa định kỳ 3 – 6 tháng/lần.
5. Bồn rửa bát.
Bồn rửa bát là nơi đa chức năng trong gian bếp. Chúng có thể tận dụng để rửa rau, rửa bát, chứa đồ giã đông,.. Chính vì tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm đồ dùng khác nhau mà chúng cũng khiến vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Đặc biệt ở bồn rửa bát còn nối với ống thoát nước. Tại đó có rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau tích tụ và sinh sôi.
Những vi khuẩn yểm khí – một thành phần của hệ thống vi khuẩn chí ở người sẽ phát triển nếu bồn rửa không được vệ sinh đúng cách thường xuyên. Để lâu ngày lớp nhầy trong lòng ống sẽ dày lên và vi khuẩn có thể ngước dòng trở lại tấn công con người. Chúng sẽ bám ở thành bồn rửa, lưới chắn rác và sau đó xâm nhập vào đồ ăn rồi đi vào cơ thể con người.
Cách xử lý:
- Thường xuyên vệ sinh lưới chắn rác và không được để đồ vật rơi vào đường ống gây tắc.
- Nên đổ dung dịch diệt khuẩn vệ sinh đường ống định kỳ để làm sạch bên trong.
- Hoặc bạn có thể đổ nước nóng pha với muối vào đường ống hàng tuần. Biện pháp này vừa an toàn mà vẫn có tác dụng diệt khuẩn tốt.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích. Và hãy lưu ý 5 vật dụng chứa “ổ vi khuẩn” này để gia đình bạn luôn khỏe mạnh nhé.
Nguồn : bau.vn