Sử dụng thuốc khi cho con bú, mẹ cần lưu ý gì

Trước khi uống thuốc gì trong khi cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ và hỏi về việc có được cho con bú không.

Mới đây, trên mạng xã hội một người mẹ phàn nàn về việc bản thân bị cảm cúm mấy hôm nay chưa khỏi. Để hạ sốt, người mẹ này đã mua thuốc về uống để chấm dứt tình trạng mệt mỏi. Nhưng sau khi uống lại cảm giác lo lắng không biết có ảnh hưởng gì đến lượng sữa của mẹ hay không.

Đây cũng là vấn đề được nhiều bà mẹ quan tâm. Chị Duyên (Hải Phòng) tỏ ra đồng cảm cho hay đang trong giai đoạn cho con bú, nhưng dính cảm cúm vẫn cố gắng để chịu đựng. Có những khi sốt, đau đầu, hắt xì hơi vừa phải cách ly với con mà vẫn không dám uống gì khiến bản thân vô cùng khó chịu.

“Tôi thấy mọi người nhắc nhở không được uống gì nên đành cố gắng chịu đựng. Nhưng nói thật cứ duy trì mãi thế này không chịu nổi”, chị Duyên cho biết.

Bác sĩ nói gì?

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Văn Giàu (Bác sĩ quân y) cho hay đây là nỗi lo của các chị em khi cho con bú. Trong thời kỳ này, chất nào đi vào cơ thể mẹ cũng sẽ đi vào sữa và trẻ sẽ bú vào cơ thể. Do đó, việc uống thuốc dù là hạ sốt hay các loại thuốc giảm đau thông thường vẫn cần hỏi ý kiến bác sĩ. Bác sĩ sẽ dựa trên cơ địa, sức khỏe để kê đơn một cách hợp lý. Kể cả khi loại thuốc đó được khuyến cáo dùng cho phụ nữ cho con bú vẫn phải tham khảo ý kiến bác sĩ.

Không chỉ có tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có nên dùng thuốc hay không mà người mẹ cần quan tâm đến việc có nên cho con bú khi dùng thuốc hay không và nên tránh cho con bú vào những thời điểm nào sẽ giúp giảm bớt lượng kháng sinh được truyền qua sữa mẹ.

Một số loại thuốc có thể gây giảm sữa mẹ như thuốc lợi niệu, vitamin B6 liều rất cao, thuốc tránh thai chứa estrogen, thuốc an thần, thuốc chống ngạt mũi, thuốc chống dị ứng…

“Hiện, tâm lý chung của mọi người kể cả phụ nữ cho con bú là mua thuốc không theo đơn. Thường mọi người sẽ ra hiệu thuốc, nêu triệu chứng để người bán thuốc kê đơn. Nhưng điều này có thể dẫn đến nhiều nguy cơ, trong đó có ảnh hưởng đến lượng sữa”, bác sĩ nói.

Theo các bác sĩ, lý tưởng nhất là không dùng bất cứ loại thuốc gì trong khi cho con bú sẽ không ảnh hưởng đến con cũng như tác động đến lượng sữa.

Bác sĩ nói: “Nhìn chung lượng sữa sẽ có tác động nhưng sẽ tùy theo cơ địa của từng người. Nhưng điều khiến bác sĩ lo ngại là nếu uống thuốc khi cho con bú thì có thể gây hại cho trẻ. Bởi sau quá trình chuyển hóa trong cơ thể mẹ thì thuốc sẽ qua sữa mẹ vào trẻ. Dù lượng này không nhiều nhưng có thể ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể trẻ. Lúc đó, cơ thể trẻ phải làm việc để thải trừ gan, thận chưa hoàn thiện”.

Trên thực tế, lượng sữa trong cơ thể người mẹ sẽ do prolactin điều hòa. Đây là loại hormone được sản xuất bởi thùy trước tuyến yên. Khi prolactin trong máu giảm sẽ khiến lượng sữa mẹ giảm. Vì vậy, bà mẹ phải tham khảo xem loại thuốc đó có ảnh hưởng gì đến prolactin trong máu hay không.

Nhiều loại thuốc có thể gây nguy hiểm cho trẻ mẹ phải ngừng cho con bú như thuốc chống ung thư, ức chế miễn dịch, thuốc chống co giật…

 

 

Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276

Nguồn : bau.vn

  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
  • Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Mỗi năm, vào mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao ở nhiều địa phương. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Aedes aegypti truyền virus dengue. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi, từ sảy thai đến sinh non, thậm chí tử vong.Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất.
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển toàn diện trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào thai nhi cũng đạt cân nặng tiêu chuẩn, và điều này chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tìm hiểu những yếu tố quyết định đến cân nặng của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • 5 cách giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa cho mẹ

    5 cách giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa cho mẹ

    Nhiều mẹ sau sinh mổ thường đau đầu về vấn đề cân nặng và béo bụng. Vậy có những cách nào để giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa?
  • "Đẻ không đau" và những tác dụng phụ có thể mẹ chưa biết

    Đẻ không đau đang là một phương pháp được nhiều mẹ lựa chọn khi chuẩn bị vượt cạn. Đẻ không đau có thật sự như tên gọi hay tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác?