Vì sao bà bầu hay ợ nóng? Cách điều trị ợ nóng khi mang thai dứt điểm bằng các phương pháp tự nhiên

Ợ nóng khi mang thai là chứng bệnh xảy ra khá phổ biến và gây khó chịu với sản phụ. Vậy làm cách nào để hết ợ nóng bằng phương pháp tự nhiên?

Khoảng 50% phụ nữ khi mang thai sẽ bị ợ nóng. Chứng bệnh này xuất hiện nhiều hơn từ thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi. Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh ợ nóng khi mang thai như thế nào, cùng tìm hiểu dưới bài viết này!

Nguyên nhân dẫn đến ợ nóng khi mang thai?

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ thay đổi hormone, sự thay đổi này là nguyên nhân dẫn đến ợ nóng khi mang thai và trào ngược dạ dày.

o nong khi mang thai

Ngoài ra, sự gia tăng hormone Progesteron có thể làm giãn vách ngăn dạ dày và thực quản. Từ đó, tạo axit trong dạ dày trào ngược và gây nóng rát.

Ợ nóng xuất hiện dày đặc hơn vào những tháng cuối thai kỳ, do thai nhi to đẩy dạ dày và ruột non lên cao. Điều này, khiến quá trình tiêu hóa bị cản trở, axit từ dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản.

Các biểu hiện cho thấy bà bầu bị ợ nóng

Người bệnh cảm thấy bụng đầy, chướng bụng, muốn ợ và cảm thấy dễ chịu nếu ợ được. Ợ hơi xuất hiện cùng 1 số triệu chứng phổ biến khác:

  • Cảm giác nóng rát ở phía sau xương ức và ngực đau râm ran
  • Bụng luôn trong tình trạng đầy, chướng và khó chịu
  • Ợ hơi nóng hoặc hơi có mùi chua
  • Xuất hiện tình trạng chán ăn, toàn thân mệt mỏi

Các triệu chứng này xuất hiện khi bạn ăn hoặc uống, cũng có thể sau ăn một thời gian.

Điều trị ợ nóng khi mang thai

1. Nước mật ong, chanh, gừng

Nguyên liệu 

2 thìa cà phê mật ong

3 lát gừng

2 lát chanh và 1 thìa cà phê nước cốt chanh

o nong khi mang thai

Cách làm

Bước 1: Chuẩn bị cốc nước ấm khoảng 250ml

Bước 2: Khuấy đều với 2 thìa cà phê mật ong, sau đó cho nước cốt chanh, gừng và lát chanh.

Uống mỗi buổi sáng khi chưa ăn gì, sau khoảng 30 phút thì ăn sáng. Làm đều đặn mỗi ngày sẽ giảm ợ nóng, tiêu hóa tốt hơn và da dẻ căng bóng.

2. Sử dụng nước chanh tươi

Nếu bạn có cơ địa hay bị nóng trong và nổi mụn tiết tố có thể dùng nước chanh tươi thay thế.

o nong khi mang thai

Cách làm 

Dùng 2 thìa cà phê nước cốt chanh pha với 250ml nước ấm. Dùng mỗi buổi sáng ngay sau khi thức dậy, sau đó ăn sáng.

3. Dùng nước cam tươi

Vắt 2-3 quả cam tươi lấy nước bổ sung hàng ngày. Cam tươi có chứa nhiều vitamin C, có thể điều trị ợ nóng rất tốt.

Phòng tránh ợ nóng khi mang thai

Không nên ăn quá no cùng một lúc, thai nhi to hay chèn ép dạ dày, nếu ăn quá nhiều cùng một lúc càng tăng tình trạng trào ngược dạ dày.

Bà bầu nên hạn chế ăn thực phẩm chua cay, khó tiêu, lâu tiêu.

Tuyệt đối kiêng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích và đồ uống có ga.

Phụ nữ có bầu nên ngồi thẳng khi ăn để giúp giảm áp lực đè nặng lên dạ dày. Ngoài ra, giữ đầu và vai thẳng trong tư thế nằm ngủ cũng có tác dụng ngăn axit dạ dày trào ngược lên thực quản.

Ợ nóng tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi quá nhiều nhưng khiến mẹ bầu khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt. Bạn hãy cố gắng cải thiện bằng các phương pháp trên để cơ thể thoải mái hơn. Nếu tình trạng ợ nóng kéo dài kèm theo sụt cân, khó nuốt, đau vùng thượng vị, bạn nên đến khám bác sĩ ngay.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.